+Aa-
    Zalo

    49 cán bộ, nhân viên y tế lãnh án vì sử dụng chứng chỉ giả

    (ĐS&PL) - TAND tỉnh Bến Tre tuyên án 49 bị cáo làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức và sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức

    Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, chiều 23/3, TAND tỉnh Bến Tre tiếp tục xét xử ngày thứ 3 đối với 49 bị cáo về hai tội làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Các bị cáo là cán bộ, nhân viên ngành y tế đã đặt mua chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trên mạng để hợp thức hóa hồ sơ.

    ben tre 49 nhan vien y te lanh an vi su dung bang gia dspl

    Cán bộ y tế mua chứng chỉ giả, lãnh án tù. Ảnh minh họa

    Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Ngô Hồng Nam (40 tuổi, cựu cán bộ Trạm Y tế Phường 8, thành phố Bến Tre)  mức án 5 năm 3 tháng tù giam, đồng thời buộc bị cáo phải nộp phạt bổ sung 10 triệu đồng vì hai hành vi: Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức và sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

    Cùng các hành vi này, 13 bị cáo khác lĩnh mức án thấp nhất từ 1 năm 6 tháng cải tạo không giam giữ đến 3 năm 6 tháng tù. 10 người bị cáo khác lĩnh từ 9 tháng đến 2 năm tù, cho hưởng án treo về tội làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. 25 người còn lại có hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức nhận mức án từ 9 tháng đến 2 năm cải tạo không giam giữ.

    Theo Báo Tin Tức, trước đó, trong quá trình điều tra vụ án hình sự Dương Hữu Hưng và Dương Văn Lạng cùng các đồng phạm về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Giả mạo trong công tác" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" xảy ra tại tỉnh Hưng Yên, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã thu giữ được tài liệu liên quan đến thông tin của nhiều người đặt mua các chứng chỉ tiếng Anh và tin học có địa chỉ tại tỉnh Bến Tre.

    Sau đó, cơ quan điều tra tỉnh Bến Tre xác định có 49 người liên quan và đã điều tra khởi tố vụ án, cho các bị cáo được tại ngoại, nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.

    VnExpress cho biết, Theo cáo trạng, năm 2016, Ngô Hồng Nam cần chứng chỉ tiếng Anh B1 để hợp thức hóa hồ sơ, lên mạng đặt làm với giá 1.200.000 đồng. Anh ta khoe với nhiều đồng nghiệp, được họ nhờ mua chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để khỏi phải thi.

    Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2016 đến năm 2020, Nam đã mua hộ 61 chứng chỉ giả cho 48 người liên quan, giá từ 900.000 đến 2,5 triệu/chứng chỉ, tùy thời điểm. Do là "mối" quen, anh ta được phía làm giả trích hoa hồng 200.000 đồng mỗi chứng chỉ. Nam cũng nâng giá chứng chỉ khi đặt mua cho người khác để hưởng tiền chênh lệch, tổng số tiền thu lợi 9.700.000 đồng.

    Những người từng nhờ Nam mua chứng chỉ sau đó tiếp tục giới thiệu với những người khác tham gia đường dây. Trong đó, các bác sĩ, y dược sĩ, điều dưỡng, giáo viên đã nộp vào hồ sơ xét tuyển dụng, thăng hạng viên chức.

    HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên, phần lớn các bị cáo lần đầu phạm tội, thành khẩn khai báo, có thành tích chống dịch được khen thưởng nên HĐXX xét thấy cần tuyên mức án phù hợp để răn đe.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/49-can-bo-nhan-vien-y-te-lanh-an-vi-su-dung-chung-chi-gia-a569810.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan