+Aa-
    Zalo

    8 nguyên nhân chính khiến trẻ đau bụng mẹ cần phải biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chắc hẳn người mẹ nào cũng tự thủ sẵn những “bí kíp gia truyền” để chữa nhanh chứng đau bụng của con. Nhưng mẹ có biết đau bụng còn do rất nhiều nguyên nhân

    Chắc hẳn người mẹ nào cũng tự thủ sẵn những “bí kíp gia truyền” để chữa nhanh chứng đau bụng của con. Nhưng mẹ có biết đau bụng còn do rất nhiều nguyên nhân và trong mỗi trường hợp, mẹ cần có cách xử trí khác nhau để an toàn cho bé.

    Dưới đây là 8 nguyên nhân chính thường dẫn đến chứng đau bụng ở trẻ nhỏ:

    1. Tiêu chảy

    Trẻ thường hay mắc bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu do virus, vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác.

    - Triệu chứng bệnh: Đi đại tiện trên 3 lần/ ngày kéo theo dấu hiệu đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, mất nước, có thể sốt hoặc không.

    - Cách xử trí:

    Bổ sung oresol , bù dịch bằng đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch

    Bổ sung kẽm để giảm mức độ tiêu chảy

    Nếu phân có máu ( lỵ) thì cần dùng kháng sinh để điều trị

    2. Ngộ độc thức ăn

    Ngộ độc thường rất nặng ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

    - Triệu chứng thường gặp: cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn ra cả máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần ( phân, nước tiểu có thể lẫn máu), thường sốt hoặc sốt cao trên 38oC.

    - Biện pháp xử lý:

    Dừng ngay không để con ăn loại thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, bổ sung oresol cho trẻ, ăn cháo loãng thịt nạc nấu cà rốt ( khoai tây, bí đỏ, chuối xanh).

    Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy

    Nếu tình trạng trẻ không được cải thiện cần đưa bé ngay đến bệnh viện.

    3. Chứng khó tiêu

    Chứng khó tiêu thường do con trẻ ăn quá nhiều những thức ăn khó tiêu hóa như đồ chiên, rán.

    - Biểu hiện chính: đầy hơi, đau dạ dày, đau bụng

    - Cách xử lý:

    Dùng khăn sạch, làm ấm khăn và chườm lên bụng bé nhẹ nhàng.

    Kết hợp dùng men vi sinh hoặc ăn sữa chua để cân bằng hệ tiêu hóa

    4. Bệnh GERH – trào ngược dạu dày thực quản hay còn gọi là chứng ợ nóng, ợ chua

    Đây là hiện tượng một phần các chất chứa trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Hiện tượng này mang tính sinh lý và thường gặp ở trẻ  dưới 18 tháng tuổi.

    - Triệu chứng:

    Trẻ thường chớ ra dịch có mùi chua, lượng dịch chua nhiều hơn sau khi ăn và thường xảy ra khi ngủ, khóc khi bú ( đối với trẻ nhỏ). Ở trẻ lớn hơn thường kết hợp với ợ chua, nóng rát sau thực quản, viêm thực quản, viêm thanh quản.

    - Cách xử trí:

    Nên duy trì lối ăn uống khoa học

    Nếu bệnh nặng cần đi khám bác sĩ.

    5. Viêm ruột thừa ( hay bị nhầm với lồng ruột)

    Viêm ruột thừa thường khởi phát  từ nguyên nhân tắc nghẽn trong lòng ruột thừa dẫn tới nhiễm trùng, viêm ruột thừa.

    - Biểu hiện: Đau bụng vùng quanh rốn hoặc hố chậu phải, đau liên tục, đau tăng dần theo thời gian, có thể nôn hoặc tiêu chảy

    - Cách xử trí:

    Đưa ngay trẻ đến khám ở các cơ sở y tế.

    6. Lồng ruột gây đau bụng ở trẻ em

    Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột chui vào đoạn ruột tiếp theo, thường xảy ra ở lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng, chỉ có 10% xuất hiện ở trẻ em lớn hơn 3 tuổi.

    - Triệu chứng chính:

    Trẻ đau bụng, khóc thét từng cơn, co 2 chân, ưỡn người, nôn nhiều, ỉa nhầy máu

    - Xử lý:

    Đưa ngay trẻ đến cơ sở ý tế để tháo lồng ruột cho trẻ

    7. Tổn thương tâm lý

    Khi không giải thích được một cách rõ ràng bé bị đau như thế nào, chỉ biết là trẻ thấy đau bụng. Rất có thể là trẻ căng thẳng hoặc lo sợ trước áp lực nào đó, ví dụ kì thi ở trường.

    Trước hết, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ căng thẳng, lo lắng quá mức. Khi biết rõ lý do, mẹ nên chuyện trò và giải thích cùng trẻ để tìm hướng giải quyết, cùng “ tâm sự” để làm chuyên gia tư vấn cho trẻ.

    8. Táo bón

    Do hệ thống tiêu hóa còn non trẻ lại trong giai đoạn hoàn thiện, phát triển nên trẻ rất dễ mắc chứng táo bón.

    - Biểu hiên chính:

    Phân rắn, lổn nhổn, khó đại tiện, đau khi đại tiện, thời gian đại tiện > 3 ngày/lần.

    - Cách xử trí:

    ●Tăng cường bổ sung chất xơ thông qua rau củ quả cho trẻ.

    ●Uống nước đầy đủ

    ●Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ

    ●Dùng các thực phẩm bổ sung chất xơ nếu trẻ vẫn bị táo bón.

    Hiện nay DIẾP CÁ VƯƠNG GOLD là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều bậc cha mẹ tin dùng cho con yêu mỗi ngày để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, không lo táo bón.

    Diếp cá vương Gold có chứa diếp cá, rau má là 2 thành phần giúp làm giảm táo bón, cùng với rau dền, súp lơ xanh là nguồn bổ sung rau xanh dồi dào cho bé yêu. Đặc biệt thành phần FOS là một prebiotic giúp tăng số lượng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, L-Lysine HCl, Taurine, Thymomodulin, Magie gluconate có trong sản phẩm còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não và thị lực toàn diện hơn.

    Mẹ có thể tham khảo thêm rất nhiều thông tin hữu ích về tiêu hóa của trẻ nhỏ trên Website: Diepcavuong.com

    Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

    Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai.

    P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/8-nguyen-nhan-chinh-khien-tre-dau-bung-me-can-phai-biet-a231104.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả

    Cách giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả

    Trẻ bị táo bón ngồi bô hàng giờ mà vẫn không đại tiện được, mặt nhăn nhó, hay đau bụng và biếng ăn, thể trạng còi, thậm chí có lúc chảy máu hậu môn.