+Aa-
    Zalo

    Bản quyền World Cup thu về khoản lợi nhuận khủng ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - World Cup hứa hẹn gia tăng lượng người xem và theo đó, phương pháp thu hồi vốn cũng như sinh lời cổ điển nhất của các nhà đài chính là bán quảng cáo.

    World Cup hứa hẹn gia tăng lượng người xem và theo đó, phương pháp thu hồi vốn cũng như sinh lời cổ điển nhất của các nhà đài chính là bán quảng cáo.

    Thông qua một số doanh nghiệp, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) bán bản quyền phát sóng sự kiện thể thao liên châu lục cho các hãng truyền thông trên khắp thế giới. Theo Business Insider, năm 2014, tổ chức này thu về 2,4 tỷ USD từ việc bán quyền phát sóng World Cup diễn ra ở Brazil.

    Tùy theo thương lượng, bản quyền phát sóng có thể dưới dạng một gói duy nhất cho một lãnh thổ hoặc được chia theo các loại quyền và phương tiện liên quan. Cụ thể, về phương tiện, đấy có thể là phát sóng chương trình trên Internet, thiết bị di động hoặc vô tuyến truyền hình. Trong khi đó, các loại quyền có thể kể đến như quyền phát sóng trực tiếp, webcast (phân phối nội dung trên Internet) và phát lại.

    Phương pháp thu hồi vốn và sinh lời cổ điển nhất của các nhà đài chính là bán quảng cáo. Theo The Guardian, ITV (kênh truyền hình phát sóng World Cup tại Anh) đã mời chào mức giá 500.000 USD đối với 30 giây quảng cáo phát sóng trong thời gian diễn ra các trận đấu tại World Cup 2014.

    Có nhiều cách để khai thác lợi nhuận từ bản quyền World Cup. Ảnh: Dân trí

    Con số này lớn hơn cả chi phí phát quảng cáo trong chung kết X-Factor 2013. So với cùng kỳ tháng 6/2013, doanh thu từ quảng cáo truyền hình tháng 6/2014 của quốc đảo sương mù tăng 10% nhờ một loạt chiến dịch dành cho các hãng thức uống có cồn, xe và đồ thể thao.

    Với số tiền này, mỗi doanh nghiệp sẽ xuất hiện 1.120 lần trên truyền hình. Ngoài việc phát sóng đủ 64 trận đấu, đài truyền hình này còn mở một loạt chương trình ăn theo World Cup nhằm tăng doanh thu.

    Tại Ấn Độ, 10 giây quảng cáo trong thời gian diễn ra World Cup đáng giá gần 60.000 USD. Trong khi đó, tại Brazil, 8 ông lớn quyết định chi 600 triệu USD tiền quảng cáo cho Globo (kênh truyền hình phát sóng World Cup tại Brazil).

    Tại Mỹ, tuy không có số liệu chính thức song theo Bloomberg, con số này không hề khiêm tốn. Các chuyên gia trong ngành quảng cáo đánh giá nó đáng từng xu bởi thông qua World Cup, các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng hơn bất cứ một sự kiện nào khác.

    Vừa qua, theo phụ lục FIFA phát hành ngày 2/6, trong 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ có duy nhất Việt Nam chưa có đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2018.

    Trong khi đó, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) khẳng định vụ mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 sẽ khiến họ chịu lỗ lớn. Đây là bài toán rất nan giải khiến VTV không chấp nhận mức giá quá cao mà đối tác đưa ra trong thời gian qua.

    Dân trí dẫn nguồn tin từ ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng Ban thư ký biên tập VTV cho biết, dù số lỗ như vậy VTV vẫn cố gắng phục vụ, nhưng nếu giá cả tiếp tục tăng nữa thì khó có thể tiếp tục. Theo đại diện VTV, các giải bóng đá lớn trên thế giới như Euro và World Cup, VTV mua bản quyền đều không bù được chi phí bỏ ra, lỗ khoảng 40-50%.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-quyen-world-cup-thu-ve-khoan-loi-nhuan-khung-ra-sao-a232170.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan