+Aa-
    Zalo

    Bệnh nhân nhập viện do mắc cúm gia tăng, Bộ Y tế họp khẩn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm, chiều 13/2, Bộ Y tế họp khẩn đối phó với dịch trước lượng bệnh nhân nhập viện vì bệnh này tăng.

    Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm, chiều 13/2, Bộ Y tế họp khẩn đối phó với dịch trước lượng bệnh nhân nhập viện vì bệnh này tăng.

    Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian qua, chiều ngày 13/2, Bộ Y tế đã tiến hành họp khẩn cấp với các đơn vị liên quan, nhằm tăng cường đối phó với dịch bệnh, nhất là trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

    Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, đã có hơn 700 ca mắc cúm được phát hiện tại viện. Hiện tại vẫn còn tới 63 ca đang điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm.

    Đa số các trường hợp đều mắc cúm mùa thông thường (chủng cúm A/H1N1), chỉ có số rất ít là mắc cúm B. Trong số các bệnh nhi mắc cúm đã có trường hợp nặng với dấu hiệu viêm đường hô hấp, viêm phổi, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, hoặc dẫn đến co giật…

    Đại diện BV Saint Paul cho hay từ đầu mùa đến nay có khoảng 400 bệnh nhân cúm điều trị, hiện đang điều trị nội trú cho 70 ca, không có tử vong. Bệnh viện có đủ thuốc dành cho bệnh nhân nặng. Còn tại BV Đống Đa, từ đầu năm 2018 mỗi ngày BV đón khoảng 10 bệnh nhân cúm đến khám mỗi ngày. Hiện BV đã triển khai test chẩn đoán sáng lọc cúm, dành 15 giường để điều trị bệnh nhân cúm.

    Ảnh minh hoạ.

    Trước tình hình này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã yêu các bệnh viện chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh trong mùa đông xuân, mùa Lễ hội và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Chú trọng công tác truyền thông như tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh; hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm;

    PGS.TS Nguyễn Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai) cho biết, hiện khoa chỉ tiếp nhận những trường hợp mắc cúm A nặng, có biến chứng còn với những trường hợp nhẹ sẽ hướng dẫn điều trị tại nhà.

    Điều PGS Cường lưu ý là các bà bầu hoặc người bệnh có bệnh lý nền mắc cúm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn Vì thế đối tượng này cần phải được theo dõi sát sao. “Riêng ngày 12/2, có tới 4 bà bầu nhập viện vì cúm, các bà bầu hiện đang được theo dõi và may mắn là không có biểu hiện gì nặng.

    Tuy nhiên, gia đình hết sức lo lắng vì bà bầu bị cúm sợ ảnh hưởng đến thai nhi, vì thế chúng tôi phải giải thích cụ thể để người nhà an tâm. Theo đó, cả 4 bà bầu đều đang ở giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (qua 3 tháng đầu). Đây là giai đoạn ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng cũng không thể chủ quan và cần phải theo dõi chặt chẽ. Hiện chúng tôi vẫn đang cho sử dụng thuốc Tamiflu và tiếp tục theo dõi”, BS Cường chia sẻ.

    Ths Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo các bác sĩ không nên chỉ định sử dụng rộng rãi Tamiflu, để tránh kháng thuốc và tránh tạo nên cơn sốt giả về loại thuốc này; yêu cầu các bệnh viện giám sát chặt chẽ các bác sĩ trong việc kê đơn Tamiflu.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-nhan-nhap-vien-do-mac-cum-gia-tang-bo-y-te-hop-khan-a219780.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan