+Aa-
    Zalo

    Bí quyết chiến thắng "ma trận", đạt điểm cao môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2019

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để đạt điểm cao môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, các học sinh và giáo viên cần phân tích và có sự chuẩn bị tốt nhất cho "cuộc vượt vũ môn" sắp tới.

    Để đạt điểm cao môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, các học sinh và giáo viên cần phân tích và có sự chuẩn bị tốt nhất cho "cuộc vượt vũ môn" sắp tới.

    So với kỳ thi THPT quốc gia 2018, đề thi tham khảo chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 được Bộ GDĐT công bố sớm hơn một tháng.

    Các giáo viên của Hệ thống giáo dục Học mãi vừa có những phân tích về ma trận đề thi môn Toán để có những định hướng giúp học sinh lớp 12 ôn tập.

    Mỗi bản phân tích ma trận kiến thức gồm có các nội dung: Phân tích ma trận kiến thức, cấu trúc, dạng bài, so sánh đề thi 2018 và định hướng, lưu ý dành cho các thí sinh.

    Bảng phân tích ma trận kiến thức môn Toán trong đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 mà Bộ GDĐT đã công bố:

    Bảng ma trận cấu trúc đề minh họa - Ảnh: Người Đưa Tin

    Bảng so sánh đề thi minh họa 2019 với đề thi 2018 - Ảnh: Người Đưa Tin

    Phân tích chi tiết chuyên đề Hàm số

    Chuyên đề hàm số, đây là chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi (12 câu) và cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề (3 câu Vận dụng cao).

    Các câu hỏi ở mức độ Nhận biết – Thông hiểu đều rơi vào các dạng bài quen thuộc mà các em chỉ cần nắm chắc kiến thức trong Sách giáo khoa là có thể làm được. Nhưng bên cạnh đó có những các câu Vận dụng – Vận dụng cao đều được lồng ghép kiến thức của các chuyên đề khác.

    Chuyên đề Mũ logarit

    Chuyên đề Mũ – Logarit, với số lượng câu hỏi, các dạng bài ra trong đề không thay đổi với đề thi năm 2018 (đề thi năm 2018 gồm 7 câu hỏi phần này).

    Vẫn có dạng bài toán lãi suất trong đề, nhưng gần như các dạng bài này không làm khó được các thí sinh do mức độ câu hỏi rất cơ bản.

    Các câu hỏi trong chuyên đề này chưa đạt được đến mức độ vận dụng cao.

    Chuyên đề Số phức

    Chuyên đề Số phức không có thay đổi nhiều so với các đề thi năm 2018, các dạng bài đều quen thuộc với thí sinh, với 5 câu hỏi chia đều cho 4 cấp độ nhận thức trong đề.

    Cũng giống như đề thi năm 2018, câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài “xác định số phức thỏa mãn điều kiện cho trước”, dạng bài quen thuộc của phần này.

    Chuyên đề Nguyên hàm – tích phân

    Số lượng câu hỏi là 6 câu hỏi trong đề.

    Các dạng bài không có nhiều sự khác biệt so với đề thi năm 2018, nhưng trong chuyên đề này các câu hỏi mang tính liên môn không còn xuất hiện.

    Câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài “tính diện tích hình phẳng” nhưng cho ở dạng hình vẽ, học sinh cần phải nắm được kiến thức lớp 10 (hình elip) và biết cách tọa độ hóa lên thì mới làm được câu hỏi này.

    Chuyên đề Hình học Oxyz

    Có tất cả 8 câu hỏi trong đề thi.

    Các câu hỏi thuộc phần Nhận biết – Thông hiểu không có gì mới lạ, thí sinh có thể hoàn thành rất nhanh chóng phần này. Nhưng đến phần câu hỏi mang tính phân loại thì mức độ tư duy tăng lên, học sinh cần biết cách quy một bài toán hình tọa độ không gian sang các dạng bài hình học phẳng.

    Chuyên đề Hình học không gian – tròn xoay

    Với số lượng câu hỏi chiếm khoảng 15% câu hỏi trong đề. (8 câu).

    Các câu hỏi các dạng bài quen thuộc: tính góc, tính khoảng cách, tính thể tích của các hình khối quen thuộc.

    Câu hỏi khó nhất thuộc phần này, là một câu về thể tích của một khối đa diện, đòi hỏi học sinh biết cách phân chia thể tích các khối đa diện thật thành thạo mới làm được.

    Các chuyên đề khác

    Những câu hỏi còn lại thuộc các chuyên đề Tổ hợp – Xác suất, Cấp số cộng – Cấp số nhân; Phương trình – Hệ phương trình – Bất phương trình, chiếm khoảng 8% đến 10% số lượng câu hỏi trong đề.

    Các dạng bài đều rất quen thuộc, hầu hết các câu hỏi đều có thể nhìn ra hướng làm luôn. Nhưng bên cạnh đó cũng có những câu hỏi làm khó học sinh, cụ thể như câu 40 (một câu về xác suất) hay câu 49 (một câu về Bất phương trình chứa tham số). Học sinh cần nắm chắc kiến thức và thực hành làm bài nhiều lần mới có thể làm được hai câu này.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-quyet-chien-thang-ma-tran-dat-diem-cao-mon-toan-trong-ky-thi-thpt-quoc-gia-2019-a256427.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan