+Aa-
    Zalo

    Ca sĩ Nathan Lee đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Cao Thái Sơn”, được hay không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc ca sĩ Nathan Lee đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Cao Thái Sơn”, Luật sư cho rằng, chúng ta hãy tạm quên đi tên người, hay ngữ nghĩa, bởi dưới lăng kính Sở hữu trí tuệ thì đây chỉ là tổ hợp ký tự.

    Nathan Lee vừa đăng ký độc quyền nhãn hiệu "Cao Thái Sơn" cho các sản phẩm dịch vụ giải trí, biểu diễn… trong khi đây là tên của nam ca sĩ nổi tiếng.

    ca si nathan lee

    Ca sĩ Nathan Lee (phải) và Cao Thái Sơn.

    Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho thấy, nhãn hiệu "Cao Thái Sơn" được ca sĩ Nathan Lee (tên thật là Trương Triều Trúc Lân) đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm dịch vụ thuộc nhóm 36 (mua bán bất động sản, môi giới bất động sản, quản lý bất động sản...); nhóm 41 (dịch vụ giải trí, biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, sản xuất phim và chương trình truyền hình...) và nhóm 43 (dịch vụ nhà hàng ăn uống, dịch vụ quán cà phê, dịch vụ quán rượu...).

    Trao đổi với PV Tạp chí Đời sống & Pháp Luật, Luật sư Mai Thảo, Phó giám đốc TAT Law Firm (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: “Nhãn hiệu là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau.

    Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm về Nhãn hiệu: “Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

    ls mai thao
    Luật sư Mai Thảo, Phó giám đốc TAT Law Firm (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

    Nữ Luật sư cho biết: Để đăng ký nhãn hiệu cần nộp hồ sơ để cơ quan quản lý nhà nước xét duyệt, trong đó có mẫu nhãn hiệu được thể hiện qua các ký tự, hình khối, màu sắc…

    Tại Việt Nam, trình tự đăng ký Nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ được diễn ra 5 bước. Bước 1: Tiếp nhận đơn, Bước 2: Thẩm định hình thức đơn, Bước 3: Công bố đơn, Bước 4: Thẩm định nội dung đơn, Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

    “Đối với trường hợp của Nathan Lee, anh này đã đi được 3/5 bước để được cấp văn bằng bảo hộ. Thoạt nghe, chúng ta thấy có điều gì đó vô lý, sai sai. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu “Cao Thái Sơn”, chúng ta hãy tạm quên đi tên người, hay ngữ nghĩa, bởi dưới lăng kính Sở hữu trí tuệ thì đây chỉ là tổ hợp ký tự. Hơn nữa, chúng ta chưa có đủ thông tin để biết được Nathan Lee có cách điệu nhãn hiệu này theo kiểu dáng, hình khối hay màu sắc như thế nào, nếu đó là sự pha trộn phức tạp của màu sắc, hình khối thì ý nghĩa của tổ hợp ký tự (Cao Thái Sơn) càng mờ nhạt”, Luật sư Thảo nói.

    Bên cạnh đó, Luật sư Thảo cho rằng “Trong trường hợp này, nếu phản đối việc đăng ký, Cao Thái Sơn có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

    Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo bằng văn bản ý kiến ​​của bên thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ và gia hạn thời gian hai tháng kể từ ngày thông báo về văn bằng bảo hộ nhãn hiệu để chủ sở hữu phản hồi. Sau khi xem xét ý kiến của các bên, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ hoặc từ chối hủy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.”

    Ngoài ra, Cái Thái Sơn cũng có thể đàm phán với Nathan Lee chuyển giao quyền đăng ký cho mình dưới hình thức hợp đồng.” …

    Nhìn ở vị trí của Cao Thái Sơn, Luật sư Trương Công Đức (Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội) cho rằng: Nếu nam ca sĩ thấy tên mình bị đồng nghiệp lấy đi đăng ký nhãn hiệu sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, thì có quyền phản đối với Cục Sở hữu trí tuệ, đề nghị không cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu này.

    ls truong cong duc
    Luật sư Trương Công Đức (Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội).

    Luật sư Đức cho hay: Quyền này được quy định tại Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là “kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó”.

    “Ý kiến của người phản đối phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh”, Luật sư Đức nói.

    P.V

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ca-si-nathan-lee-dang-ky-doc-quyen-nhan-hieu-cao-thai-son-duoc-hay-khong-a533922.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan