+Aa-
    Zalo

    Trẻ bị còi xương, phải làm sao?

    ĐS&PL Tình trạng trẻ bị còi xương ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D gây ảnh hưởng đến

    Tình trạng trẻ bị còi xương ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi, phốt pho.Tuy nhiên có hàng nghìn mẹ bỉm sữa loay hoay chưa biết phải làm sao khi trẻ bị còi xương. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng tìm nguyên nhân và giải pháp tốt cho trẻ còi xương mẹ nhé!

    Nguyên nhân trẻ còi xương?

    Thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức, chế độ ăn nghèo canxi – phốt pho chính là 3 nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương. Những trẻ không được bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị còi xương cao hơn so với những trẻ được bú mẹ đầy đủ trong những năm tháng đầu đời.

    Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị còi xương

    • Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình, đổ mồ hôi trộm nhiều khi ngủ.

    • Bé mọc ít tóc, tóc mỏng, đặc biệt là xuất hiện tình trạng rụng tóc hình vành khăn ở vùng sau sau gáy.

    Rụng tóc vành khăn là dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ còi xương

      • Các biểu hiện ở phần xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp đóng muộn, hình dáng đầu bị thay đổi (có các bướu đỉnh, trán dô, đầu bẹp cá trê).

      • Ở giai đoạn còi xương nặng, trẻ có thể gặp phải các di chứng: dô ức gà, chuỗi hạt sườn, vòng cổ chân, vòng cổ tay, chân có dáng vòng kiềng (chữ X, chữ O), xuất hiện những mảng hói lớn trên da đầu.

      • Trẻ mọc răng chậm, trương lực cơ nhão.

      • Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, bò, đứng, đi,…

      • Trong trường hợp bị còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

      Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng ở hệ xương: biến dạng lồng ngực, gù lưng, vẹo cột sống, chân tay cong, chân bị vòng kiềng,… Các biến dạng của xương sẽ làm giảm sự phát triển chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ, đặc biệt là gây ảnh hưởng xấu đến sinh sản sau này đối với bé gái do sự thay đổi khung xương chậu.

      Những trẻ nào có nguy cơ cao bị còi xương?

      • Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi.

      • Trẻ quá bụ bẫm.

      • Trẻ được nuôi bằng sữa bò.

      • Trẻ sinh vào mùa đông.

      Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ bị còi xương

      • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ không chỉ chứa một hàm lượng vitamin D nhất định mà còn chứa các chất chuyển hóa của vitamin D. Sau giai đoạn cai sữa, nên tiếp tục cho cho trẻ uống sữa công thức, tối thiểu 300-400ml/ngày.

      • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Mẹ nên cho trẻ tắm nắng vào trước 9 giờ sáng, mỗi ngày 10-15 phút. Mẹ nên đội mũ cho trẻ và để lộ chân, tay, bụng, lưng ra ngoài. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất, giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi và phốt pho từ các nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Khi cho trẻ tắm nắng, tiền tố vitamin D ở dưới da sẽ được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ tắm nắng không những giúp phát triển xương, tăng trưởng chiều cao mà còn giúp ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ.

      Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày là việc cần thiết để phòng chống còi xương ở trẻ


      • Cho trẻ uống bổ sung vitamin D 4000 UI/ngày trong 1-2 tháng. Trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy, mẹ nên tăng liều cho bé, khoảng 5000 – 10000 UI/ngày bổ sung trong vòng 1 tháng.

      • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, ốc, cá, lòng đỏ trứng, sữa, vừng đen, rau đay, rau ngót, rau muống,… Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn nhiều nước hầm xương sẽ chống được còi xương.

      • Mẹ nhớ bổ sung đủ lượng dầu hoặc mỡ vào các bữa ăn dặm của trẻ để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi, vì vitamin D là loại tan trong dầu, giúp cơ thể hấp thu vitamin D nhanh và hiệu quả hơn.

      • Cho trẻ uống bổ sung các chế phẩm có canxi như Canxi B1-B2-B6: Uống 1-2 ống mỗi ngày, với trẻ lớn có thể cho cho trẻ ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

      Để phòng chống còi xương cho trẻ, mẹ phải làm gì?

      • Trong thời gian mang bầu, mẹ cần làm việc – nghỉ ngơi hợp lý để tránh sinh non, có thể uống bổ sung vitamin D khi thai được 7 tháng mỗi tuần 200.000UI, bổ sung trong 3 tuần.

      • Sau sinh, cả mẹ và bé không nên ở trong phòng kín và tối, phòng ở phải thoáng mát và đủ ánh sáng.

      • Sau khi bé được 2 tuần tuổi, nên cho trẻ tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào trước 9 giờ sáng.

      • Cho trẻ uống bổ sung vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên, đặc biệt là vào mùa đông.

      • Cho trẻ ăn bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá, trứng,…

      • Cho trẻ ngủ đủ giấc để hình thành hooc môn tăng trưởng

      Với những thông tin hữu ích trên hi vọng các mẹ có thêm kiến thức giúp bé yêu nhà mình thoát khỏi tình trạng còi xương để con phát triển theo kịp đà tăng trưởng.

      NutriBaby (màu cam), NutriBaby plus (màu hồng)

      Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

       Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

      https://www.facebook.com/nutribaby.vn/https://www.facebook.com/nutribabyplus/

      P.Q

      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-bi-coi-xuong-phai-lam-sao-a231103.html
      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả
      BÌNH LUẬN
      vtc.vn
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan
      Trẻ 5 tuổi biếng ăn phải làm sao?

      Trẻ 5 tuổi biếng ăn phải làm sao?

      Trẻ 5 tuổi biếng ăn là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ tuy nhiên trẻ 5 tuổi biếng ăn phải làm sao? luôn trở thành nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh. Khi con 5 tuổi