+Aa-
    Zalo

    Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tinh vi qua Facebook

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi người dân nhập thông tin vào trang web giả mạo, các đối tượng sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin tài khoản ngân hàng và dùng nó để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

    Thông qua trang web giả mạo, các "tin tặc" sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin cá nhân của người dân đã đăng ký tại ngân hàng. Từ đó, chiếm đoạt tiền trong tài khoản một cách dễ dàng.

    Theo các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam, trong khoảng thời gian gần đây, nhiều hoạt động lừa đảo của “tin tặc” đã bị phát hiện với mục tiêu được hướng đến là khách hàng của các ngân hàng.

    Cụ thể, các đối tượng tội phạm mạng sẽ nhắn tin thông qua điện thoại hoặc Facebook đến từng nạn nhân với lời mời khá hấp dẫn về một khoản tiền được gửi từ nước ngoài về.

    Để lừa tiền, các "tin tặc" sẽ nhắn tin qua facebook để chiêu dụ người dân tự động "nộp" thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân. Ảnh minh họa

    Đi kèm với thông tin về khoản tiền sẽ được nhận, người dân sẽ được hướng dẫn cách nhận tiền bằng cách đăng nhập vào một trang web do chúng tạo ra với nội dung bao gồm Usernam (tên tài khoản), Password (mật khẩu) tài khoản Internet Banking và một mã OTP (mã này sẽ được ngân hàng gửi về điện thoại của khách hàng nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải).

    Các trang web thường được “tin tặc” sử dụng cho lừa đảo là:

    https://moneygrm-online24h.weebly.com/internetbanking.html

    https://vpbankwesternunion.weebly.com

    www.chuyentienle.weebly

    Khi người dân nhập toàn bộ những thông tin trên vào trang web giả mạo, các đối tượng tội phạm mạng sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin tài khoản ngân hàng và dùng nó để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

    Một chiêu trò nữa mà các đối tượng lừa đảo hay sử dụng trong thời gian dần đây là gọi đến người tiêu dùng thông báo họ đã trúng phiếu mua hàng trị giá 5 triệu đồng, được sử dụng để mua điện thoại trị giá 8 triệu đồng (người tiêu dùng chỉ phải trả 3 triệu đồng) và được tặng thêm nhiều phiếu mua hàng hấp dẫn khác.

    Tuy nhiên, khi đã đóng tiền, người tiêu dùng sẽ nhận được điện thoại có giá trị rất thấp, không sử dụng được và phiếu mua hàng dởm.

    Ông Trần Văn Thảo kể lại quá trình được kẻ giả danh công an hướng dẫn nộp tiền cho Viện KSND Tối cao. Ảnh: Zing

    Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã không ít lần cảnh báo việc các tội phạm mạng giả danh công an hù dọa, thông báo tài khoản, thông tin của khách hàng liên quan đến tội phạm đang bị điều tra, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của lãnh đạo cơ quan để xác minh. Sau khi khách hàng chuyển tiền, nhóm lừa đảo sẽ rút tiền ở nước ngoài vì tài khoản chúng thường dùng là tài khoản thẻ ghi nợ quốc tế.

    Chẳng hạn, như trên báo Tri thức Trực tuyến đưa tin về trường hợp của ông ông Trần Văn Thảo (63 tuổi, ngụ phường An Nghiệp, Cần Thơ) trình báo về việc vừa bị nhóm người tự xưng cán bộ, lãnh đạo cơ quan tố tụng đang điều tra vụ án rửa tiền và ma túy, yêu cầu ông chuyển 2 tỷ đồng vào tài khoản.

    Theo ông Thảo, chiều 15/8, một giọng nữ gọi đến điện thoại bàn của gia đình ông, nói bưu phẩm gửi ra nước ngoài của ông bị Công an TP.HCM tạm giữ. Ông Thảo trả lời: “5 năm rồi, tôi có đi đâu mà gửi bưu phẩm”. Người này nói ông Thảo muốn biết rõ thì bấm số 9.

    Từ đầu dây bên kia, một người đàn ông xưng là “đại úy của Công an TP.HCM”, cho biết đang điều tra vụ án rửa tiền và buôn ma túy. Trong bưu phẩm gửi đi nước ngoài của ông Thảo có 100 thẻ ATM.

    "Nghi can bị bắt tên Nguyễn Huy Hoàng khai ra anh trong đường dây này. Anh không được tắt điện thoại, chúng tôi đang gọi cho Viện KSND Tối cao”, người xưng là "đại úy Công an" dọa.

    Qua điện thoại, người này nói vụ án có công an, Viện KSND Tối cao vào cuộc. Người lạ nói ông Thảo dính đến vụ án có liên quan ngân hàng nên phải giữ bí mật tuyệt đối, kể cả người nhà cũng không được tiết lộ.

    “Toàn bộ cuộc gọi đều được ghi âm, anh phải cam kết giữ bí mật. Anh mà tiết lộ là phải chịu trách nhiệm pháp luật”, ông Thảo thuật lại lời của người xưng là cảnh sát.

    Người này yêu cầu ông Thảo cung cấp số điện thoại cá nhân, tài khoản mạng xã hội. Sau đó, một người nhắn cho ông Thảo qua mạng xã hội và xưng là Viện trưởng Viện KSND Tối cao, rồi gửi hình ảnh, lệnh tạm giữ người

    Ông Thảo được yêu cầu lấy bút, giấy ghi lại số tài khoản ngân hàng và được thông báo là của Viện KSND Tối cao, buộc phải chuyển vào tài khoản này 2 tỷ đồng để phục vụ cho công tác xác minh, điều tra. Thậm chí, khi chuyển tiền, nhân viên ngân hàng hỏi cũng không được tiết lộ vì vụ án đang điều tra.

    Trước sự nguy hiểm cũng như cách thức ngày càng tinh vi từ những trò lừa đảo, các chuyên gia bảo mật ngân hàng khuyến cáo người dùng nên thận trọng với mọi thông tin lạ về việc nhận tiền từ bất cứ đâu, nên thường xuyên đổi mật khẩu internet banking, mã PIN thẻ.

    Đồng thời, người dân cần phải hết sức cảnh giác, không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào những thông tin trên mạng xã hội, cần xác minh kỹ thông tin trước khi chuyển tiền và thông báo đến cơ quan chức năng ngay khi phát hiện có sự bất thường.

    Nguyễn Phượng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-chieu-tro-lua-dao-tinh-vi-qua-facebook-a241000.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan