+Aa-
    Zalo

    Cạnh tranh mạnh ở Việt Nam nhưng Grab lỗ khắp Đông Nam Á còn Uber lỗ toàn cầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhanh chóng thành công trong cuộc chiến thị phần tại nhiều nước nhưng Uber và Grab liên tục đưa ra kết quả kinh doanh ảm đạm.

    Nhanh chóng thành công trong cuộc chiến thị phần tại nhiều nước nhưng Uber và Grab liên tục đưa ra kết quả kinh doanh ảm đạm.

    Cụ thể, Grab đều báo lỗ tại hầu hết các thị trường với lý do sử dụng doanh thu để ưu đãi tài xế và khuyến mại cho hành khách.

    Phản hồi về việc Hiệp hội nhượng quyền và quản lý giao thông vận tải Philippines cho rằng Grab đang thu về hàng triệu peso tại đây, Grab cho biết hãng này khẳng định đang kinh doanh lỗ tại Philippines.

    "Grab Philippines không kiếm được một peso nào từ khoản phí 20% thu từ các tài xế. Toàn bộ lượng doanh thu này đã được chúng tôi sử dụng vào các chương trình ưu đãi tài xế và khuyến mại cho hành khách, ước tính gấp hai lần doanh thu. Chúng tôi đang vận hành lỗ và đã lỗ từ khi tham gia thị trường", Grab khẳng định.

    Dù mạnh về thị phần nhưng Uber, Grab luôn ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ.

    "Grab vẫn đang vận hành bằng tiền đầu tư huy động được ... Đến một thời điểm nào đó Grab sẽ có lãi, nhưng chưa phải là bây giờ", văn bản trên cho biết.

    Còn tại Singapore, một số liệu của Tech in Asia cho thấy năm 2014 - 2015, doanh nghiệp này lỗ tổng cộng 39,8 triệu USD. Trong đó, GrabTaxi lỗ tổng cộng 27,11 triệu USD, mảng GrabCar lỗ 12,7 triệu USD.

    Tình hình cũng không khởi sắc hơn khi tại Việt Nam, hãng gọi xe ứng dụng này đã lỗ lũy kế hơn 938 tỷ đồng từ 2014 tới nay nhưng vốn pháp định chỉ 20 tỷ đồng. Năm 2016, Grab thông báo mức lỗ ròng toàn cầu của doanh nghiệp là khoảng 100 triệu USD. Theo số liệu ước tính từ tờ The Information, tới đầu năm 2017, Grab "đốt" khoảng 10 triệu USD mỗi tháng.

    Tình hình kinh doanh của hãng gọi xe ứng dụng đến từ Mỹ - Uber cũng không mấy khả quan. Theo hãng tin Bloomberg, trong 3 quý đầu năm 2016, Uber lỗ 2,2 tỷ USD. Trong đó, riêng quý 3/2016, công ty này lỗ 800 triệu USD sau khi rời khỏi thị trường Trung Quốc.

    Năm 2016, Uber đã chấp nhận thua cuộc tại thị trường Trung Quốc và phải bán mình với giá 35 tỷ USD sau 2 năm hoạt động, tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD.

    Vào tháng 7/2016, Uber cũng tiếp tục rút khỏi Nga sau khi ký thỏa thuận với Yandex. Xu hướng “rút quân” này dự báo sẽ tiếp diễn tại thị trường Đông Nam Á.

    Tháng 6/2016, cựu CEO của Uber - Travis Kalanick – từng khẳng định Uber đang sinh lời tại các thị trường như Bắc Mỹ, Australia, châu Âu, Trung Đông và châu Phi, sau khi trừ đi các chi phí vận hành. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh toàn cầu của Uber vẫn khiến nhiều người thất vọng.

    Dù không có số liệu chính xác, theo chia sẻ của Tổng cục Thuế, Uber Việt Nam cũng thông báo doanh nghiệp đang hoạt động lỗ.

    Kết thúc quý II/2017, hãng đưa ra con số lỗ ròng là 645 triệu USD trên toàn cầu. Mức lỗ này đã giảm so với quý I/2017 và giảm 17% so với cùng kỳ năm 2016. Theo số liệu Uber chia sẻ với Bloomberg, hãng này lỗ ròng 2,8 tỷ USD trong năm 2016. Con số này năm 2015 là 2 tỷ USD và năm 2014 là 671,4 triệu USD.

    Minh Thư(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-tranh-manh-o-viet-nam-nhung-grab-lo-khap-dong-nam-a-con-uber-lo-toan-cau-a207314.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan