+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia chỉ diệu kế 'giải cứu' BRT Hà Nội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc kết hợp giữa giao thông công cộng với các phương tiện giao thông phi cơ giới chính là sự bù đắp các nhược điểm và phát huy thế mạnh của nhau.

    Việc kết hợp giữa giao thông công cộng với các phương tiện giao thông phi cơ giới chính là sự bù đắp các nhược điểm và phát huy thế mạnh của nhau, chuyên gia giao thông cho biết.

    Tuyến buýt BRT đi vào hoạt động đã được một thời gian nhưng nhiều ý kiến cho rằng, dự án đang thất bại bởi số lượng hành khách ít, không đúng như kỳ vọng của người dân.

    Thông tin trên báo Người đưa tin, dựa trên kết quả đánh giá điều kiện tiếp cận và khả năng cạnh tranh của tuyến xe buýt nhanh (Hanoi BRT), so với xe máy, sử dụng các mô hình phân tích tiên tiến trong môi trường GIS, dữ liệu hiện trạng và thông tin khảo sát thực địa, chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang (viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội) đã hiến kế chống ùn tắc giao thông bằng việc quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng cho các loại hình giao thông tiếp cận (GTTC), bao gồm: Đi bộ, xe đạp, minibus, kết hợp chặt chẽ với hệ thống giao thông công cộng (GTCC).

    Cảnh vắng khách đã quen thuộc với xe buýt nhanh, nhất là giờ thấp điểm. Ảnh: VnExpress

    Về nội dung này, chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang chia sẻ, các phương tiện GTCC tuy có khả năng di chuyển nhanh, sức chở lớn, phù hợp với các quãng đường vận chuyển dài, nhưng khả năng tiếp cận lại kém, không thể linh hoạt thay đổi đường đi hoặc luồn lách vào các đường, ngõ nhỏ.

    Ngược lại, các phương tiện giao thông phi cơ giới (xe đạp và đi bộ) lại có khả năng tiếp cận tốt, có thể linh hoạt và tiếp cận trực tiếp tới nơi cần đến, rất phù hợp với các quãng đường di chuyển ngắn.

    Ông Quang hiến kế: “Việc kết hợp giữa GTCC với các phương tiện giao thông phi cơ giới chính là sự bù đắp các nhược điểm và phát huy thế mạnh của nhau. Muốn giảm ùn tắc giao thông và khuyến khích người dân từ bỏ xe máy để chuyển sang sử dụng GTCC thì các phương tiện GTCC cần được ưu tiên để đảm bảo đặc tính cơ động của chúng được phát huy tối đa. Đồng thời, giao thông tiếp cận, đặc biệt là giao thông phi cơ giới, phải được quan tâm đầu tư”.

    Từ những kết quả khảo sát điều kiện hạ tầng cho người đi bộ dọc theo tuyến BRT 01 và các phố lân cận các điểm dừng của BRT, chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang cũng chia sẻ, kết quả khảo sát cho thấy điều kiện cơ sở hạ tầng cho người đi bộ dọc theo tuyến BRT và khu vực lân cận chưa tốt, không thuận lợi cho người đi bộ.

    Các đường dọc tuyến BRT (Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Quang Trung) có hè đủ rộng cho người đi bộ (lớn hơn 1,5m, nhiều đoạn có hè khá rộng trên 3,0m), nhưng các phố lân cận, điều kiện cho người đi bộ chưa được quan tâm thích đáng. Nhiều đường có hè hẹp, dưới 1,5m, thậm chí nhỏ hơn 0,75m hoặc không có hè, bị lấn chiếm để kinh doanh hoặc đỗ xe nên không gian còn lại cho người đi bộ rất hạn chế.

    Trước đó, báo Đất Việt thông tin, theo số liệu báo cáo 3 tháng vận hành xe buýt nhanh (BRT), mức bình quân chỉ đạt 42,4 hành khách/lượt trong khi thiết kế xe có thể chở tối đa cùng lúc 90 khách.

    Như vậy, chỉ sau 4 tháng triển khai, buýt nhanh đã không thể hơn buýt thường, chỉ phát huy chưa đến 50% hiệu quả dù tổng dự án đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng cho 14,7km và có làn đường riêng.

     Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-chi-dieu-ke-giai-cuu-brt-ha-noi-a190080.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan