+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia tâm lý nói gì về clip Elsa ăn mặc hở hang?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhiều kênh Youtube sử dụng các hình ảnh phản cảm, đồi trụy để câu view từ trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại.

    (ĐSPL) - Nhiều kênh Youtube sử dụng các hình ảnh phản cảm, đồi trụy để câu view từ trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại.

    Elsa là nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình Frozen của Disney, được phát hành từ năm 2013 nhưng tính tới nay, nhân vậy này vẫn chưa bao giờ hết hot trong các chương trình, đồ chơi của trẻ em, đặc biệt là các em bé gái.

    Tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây, Youtube rộ lên các kênh dành cho trẻ em lấy nhân vật Elsa làm chủ đạo. Nhằm thu hút trẻ em, các Youtuber này rất sáng tạo khi kết hợp Elsa cũng với các nhân vậy như Joker (trong phim batman), Hulk người khổng lồ xanh, Người nhện ... nhằm tăng độ hấp dẫn và kích thích trí tò mò của trẻ em.

    Có nhiều kênh youtube đã sử dụng nhân vật Elsa để làm phim, ví dụ như Elsa và Người nhện là hai vợ chồng, Người nhện đưa Elsa đi khám vì có bầu, tới gặp bác sĩ Hulk người khổng lồ xanh, khi siêu âm thì đứa con trong bụng da lại có màu xanh và y hệt bác sỹ Hulk ... Đây có thể là tình huống để gây cười trong một bộ phim hài kiểu Mỹ dành cho người lớn. Tuy nhiên với trẻ em thì nó có thể không phù hợp.

    Đặc biệt có một kênh youtube tới từ Việt Nam, có những clip của kênh lên tới 30 triệu lượt xem, trong đó có một Elsa bị cắt lưỡi, nhiều người đã cho biết con họ ở nhà cũng đã cố thử hoặc đe dọa người khác bằng hình phạt này.

    Hình ảnh cắt từ clip.

    Anh Nguyễn Thế Kỷ (trú phường Thanh Lượng, quận Hai Bà Trung, Hà Nội) cho biết: “Tôi có hai con nhỏ, tôi thực sự lo lắng và hối hận vì giờ phát hiện ra điều này đã có phần muộn. Các con tôi thường được ông bà chăm sóc mỗi khi chúng ở nhà trẻ và nhà trường về. Thằng bé mới 2 tuổi nhưng dùng smartphone của ông nội một cách thuần thục, bất cứ lúc nào nó đòi chơi điện thoại là ông lại tìm cách cho chơi trò khác nhưng nó khóc và đòi bằng được, thế là ông nội đành phải đưa điện thoại cho mới yên. Khi biết sự việc mà báo chí đang đưa tin, tôi lo lắng thực sự”.

    Không chỉ riêng anh Nguyễn Thế Kỷ cảm thấy lo lắng, chị Lê Thị Thu Trang (trú quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Mở ứng dụng Youtube là dễ và thông dụng, thằng bé nhà tôi 4 tuổi cứ cầm điện thoại là tìm Người nhện. Nếu thực sự clip này còn tồn tại, những thứ văn hóa đồi trụy sẽ thâm nhập vào đầu óc chúng quá sớm. Tương lai của con bạn cũng như con tôi mà thôi... yêu con nhưng không thể cái gì cũng chiều được”.

    Liên quan đến những thông tin, hình ảnh này liệu có ảnh hưởng tới trẻ như thế nào, PV có cuộc trao đổi với Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất.

    Chuyên gia Nguyễn An Chất cho hay, rõ ràng những hình ảnh đó ở tuổi vị thành niên là không nên cho các cháu thâm nhập vì tất cả những hình ảnh đó hiện nay ta gọi chung là của người lớn.

    Tuổi các cháu bây giờ thích tò mò, thích thử nghiệm, thích những cái mà khẳng định được mình nên những hình ảnh đó cũng lại làm theo vì tuổi vị thành niên và nhỏ hơn nữa thì chuyên làm theo những hình ảnh, những việc làm, những câu nói của người lớn nên bây giờ mà cho các trẻ tiếp cận với những cái đó thì các trẻ sẽ làm theo và không có chọn lọc. 

    Người lớn thì làm theo nhưng có chọn lọc cái gì có bổ ích cho mình, cái gì hại thì không, còn trẻ cứ làm theo ý thích, trẻ thấy lạ thì trẻ làm. Chính vì vậy, phải làm cách nào để hạn chế nhất việc các cháu tiếp cận với những hình ảnh mang tính đồi trụy, phản cảm như vậy. Còn nếu để trẻ tiếp nhận được những hình ảnh đó quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các cháu, từ tâm lý tuổi thơ mà chúng ta vẫn hay nói “tuổi thơ như tờ giấy trắng” thì bây giờ lại vẽ lên những hình ảnh đó khiến chúng bị đen đi, thành ra rất nguy hiểm cho các cháu.

    Đó là nói về hình ảnh, còn nói về khoa học thì khi các cháu đã tiếp nhận hình ảnh, các cháu thấy lạ, thấy thích và các cháu làm theo để khẳng định mình. Điều này cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tức thời mà còn ảnh hưởng lâu dài.

    Trẻ thấy được các bạn đồng trang lứa khen, khích lệ, hoan nghênh… thì các trẻ lại lao vào tìm thêm các vấn đề khác nữa, và cứ như thế, các trẻ trượt ngã tất cả những khoảng tối của những thông tin, thành ra ảnh hưởng tâm lý về sau. Các cháu dần dần sẽ cứ đam mê những chuyện như vậy mà quên đi việc chính là phải học hành. Và khi đã quên đi việc học hành, đam mê những cái đó thì rất khó để dứt ra vì bố mẹ hay người lớn lại có những trấn áp, sỉ vả, làm cho trẻ tổn thương quá lớn khiến trẻ càng thêm trượt ngã thêm, và những cái trượt ngã đó càng nguy hiểm hơn, nó làm cho các cháu thành một dấu ấn trong đầu não trẻ và như vậy nó sẽ ảnh hưởng lâu dài trong cuộc sống sau này.

    Chuyên gia Nguyễn An Chất cũng phân tích thêm, những hình ảnh này cần phải ngăn ngừa kịp thời; phải kiên quyết đối với những người xuất bản và những người đang cung cấp những hình ảnh này trên thị trường. Đấy là những người làm hại cho cả một thế hệ trẻ sau này. Như Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” thì họ lại phá hoại con người, như vậy là cực kỳ nguy hiểm.

    Các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn, thu hồi, xử phạt vì ở đây ta phải nhận thức nếu chỉ nói họ bán hình ảnh thôi chưa đủ, mà phải lên án họ đang hủy hoại cả một thế hệ trẻ, đầu độc thế hệ trẻ. Họ đã làm cho thế hệ trẻ quên mất nhiệm vụ chính của mình là trau dồi trí thức và rèn luyện những nếp sống tốt đẹp để trở thành một người tử tế.

    Cần phải xử nghiêm những người này vì họ không chỉ buôn bán những vật phẩm cấm đoán mà còn gây hại hơn rất nhiều, bởi khi tư duy tiêu cực ngấm vào con người thì rất khó để thay đổi tư duy đó, làm cho con người mất đi những say mê, đam mê tìm tòi nghiên cứu để phục vụ cộng đồng, phát minh ra những phát minh khoa học mới, chuyên gia Nguyễn An Chất chia sẻ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-tam-ly-noi-gi-ve-clip-elsa-an-mac-ho-hang-a178457.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan