+Aa-
    Zalo

    Cúng rằm Trung thu thế nào cho đúng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cúng rằm Trung thu thường vào đêm Rằm tháng Tám (âm lịch) hàng năm. Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

    (ĐSPL) - Cúng rằm Trung thu thường vào đêm Rằm tháng Tám (âm lịch) hàng năm. Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

    Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.

    Tết Trung thu là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu. Vì thế, từ xa xưa người Việt rất coi trọng việc sắm lễ, trang trí mâm cỗ và cách khấn vái gia tổ gia tiên.

    Cúng rằm Trung Thu thế nào cho đúng?

    Cúng rằm Trung thu từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt (Ảnh minh họa).

    Sắmlễ cúng rằm Trung thu

    Nhắc đến lễ cúng Trung Thu không thể không nhắc đến hương, hoa, đèn, nến. Ngoài những món truyền thống như xôi, gà, gạo, muối…người Việt còn chuẩn bị bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi,…Với những loại hoa quả trên, chúng ta có thể bài trí một mâm cỗ đầy ắp tình yêu thương.

    Để tỏ lòng tri ân sâu sắc tới người thân như ông, bà, cha mẹ người Việt ta thường có truyền thống tặng bánh Trung Thu cùng các loại hoa quả như cốm, chuối, hồng,…nhằm thể hiện lòng biết ơn, kính trọng. Cũng vào ngày Tết quan trọng này, những người xa quê đều sắp xếp công việc thời gian để về đoàn tụ với gia đình.

    Cúng rằm Trung Thu thế nào cho đúng?
    Ngoài những lễ vật truyền thống mâm cúng rằm Trung thu còn có bánh dẻo, bánh nướng và các loại hoa quả như nho, hồng, bưởi,...

    Bài văn cúng rằm Trung thu

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

    - Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

    - Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

    Tín chủ/chúng con là:…

    Ngụ tại:...

    Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ/chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cung-ram-trung-thu-the-nao-cho-dung-a49739.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan