+Aa-
    Zalo

    Đại án Phạm Công Danh-Trầm Bê: Triệu tập 200 người, 70 luật sư tham gia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phiên tòa lần này triệu tập hơn 200 người tham gia tố tụng; Tòa cũng đã cấp giấy chứng nhận tham gia phiên xử cho 70 luật sư.

    Phiên tòa lần này triệu tập hơn 200 người tham gia tố tụng; Tòa cũng đã cấp giấy chứng nhận tham gia phiên xử cho 70 luật sư.

    Ngày 8/1, TAND TP.HCM sẽ đưa vụ án Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng), Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) cùng 44 đồng phạm ra xét xử.

    Phiên tòa lần này triệu tập hơn 200 người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

    Một số đại gia và lãnh đạo các ngân hàng như: ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV), bà Vũ Bạch Yến (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CBBank)… cũng được triệu tập đến tòa.

    Phiên tòa tới đây xét xử Trầm Bê, Phạm Công Danh cùng 44 đồng phạm có hơn 200 người giam gia tố tụng. Ảnh: Thanh niên

    Tòa đã cấp giấy chứng nhận tham gia phiên xử cho 70 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Ông Trầm Bê có hai luật sư là Nguyễn Thị Mai Hồng và Phạm Ngọc Trung. Ông Danh có 3 luật sư là Phan Trung Hoài, Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) và Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư Hà Nội).

    Dự kiến, phiên xử kéo dài từ ngày 8/1 đến ngày 9/2 do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM) làm chủ tọa cùng thẩm phán Huỳnh Thị Việt Tiên. Hai thẩm phán dự khuyết là ông Nguyễn Văn Hà, bà Quách Thanh Bình. Đại diện VKS tham gia phiên tòa là ông Trần Quỳnh Lan và bà Nguyễn Việt Liên.

    Trước đó, tại phiên xét xử giai đoạn 1, Phạm Công Danh và đồng phạm bị cáo buộc thực hiện các hành vi gây thất thoát cho ngân hàng VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Phạm Công Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng.

    Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 công ty lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng, trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-an-pham-cong-danh-tram-be-trieu-tap-200-nguoi-70-luat-su-tham-gia-a215498.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan