Đi tìm vị lương y nổi tiếng chữa khỏi đau dạ dày từ nguyên liệu núi rừng


Thứ 6, 09/03/2018 | 02:48


Cùng sự kiện

Tại quê hương Nam Định, gần như ai cũng biết đến lương y Đoàn Duy Khánh, người thầy thuốc không chỉ giỏi chữa trị nhiều loại bệnh, mà còn có tấm lòng lương thiện.

Tại quê hương Nam Định, gần như ai cũng biết đến lương y Đoàn Duy Khánh, người thầy thuốc không chỉ giỏi chữa trị nhiều loại bệnh bằng thuốc nam, mà còn có tấm lòng lương thiện, thường xuyên giúp đỡ người khó khăn.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh dạ dày đại tràng cao nhất thế giới với hơn 70% dân số có triệu chứng của căn bệnh này. Bệnh dạ dày, đại tràng thường gặp ở cả nam và nữ với độ tuổi mắc bệnh từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%. Theo các nghiên cứu, viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20-25% và có tới 30% người bị viêm đại tràng mạn tính kéo dài 25 năm có nguy cơ bị ung thư đại tràng. Đây là một tỷ lệ đáng lo ngại đối với những bệnh nhân mắc bệnh.

Với những tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp mới, thuốc mới đã được nghiên cứu, được ứng dụng vào điều trị bệnh viêm đại tràng và đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc tây y hiện đại vẫn còn ẩn chứa nhiều bất cập như: không hiệu quả như mong muốn, có nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Đây cũng là lý do ngày nay nhiều người có xu hướng tìm về với y học cổ truyền, chữa bệnh theo những bài thuốc đông y vì phương pháp chữa bệnh này không những an toàn, lành tính mà còn mang lại kết quả cao trong điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng tái phát.

Hiện nay, một trong người được biết đến là khá “mát tay” trong chữa bệnh dạ dày, đại tràng là lương y Đoàn Duy Khánh. Để hiểu rõ hơn về vị lương y với bài thuốc bí truyền nổi tiếng đã được đông đảo người bệnh ghi nhận, đoàn phóng viên chúng tôi đã tìm đến tận vùng đất Giao Thủy (tỉnh Nam Định) để gặp ông.

Lương y Đoàn Duy Khánh và vợ đang đóng thuốc vào lọ. Ảnh: T.Đ

Ngay từ lần đầu gặp mặt, lương y Đoàn Duy Khánh đã tạo cho người đối diện có cảm giác tin cậy và thân thiện. Ông Khánh chia sẻ, trong suốt hơn 20 năm làm nghề, ông đã tham gia hội Đông y Lạc Sơn và được Sở Y Tế tỉnh Hòa Bình cấp chứng chỉ hành nghề thuốc gia truyền.

Ông khẳng định: “Tôi đã chữa bệnh cho rất nhiều người, nếu nói khỏi 100% thì quả thực không dám nhận. Nhưng trong 10 người thì phải 7, 8 người khỏi hẳn; 2, 3 người còn lại bệnh tình thuyên giảm rõ rệt”.

Một góc nhỏ trong "kho tàng" thuốc của lương y Đoàn Duy Khánh. Ảnh: T.Đ

Khi được hỏi về thành phần của các bài thuốc, ông khánh cho biết, thuốc chữa bệnh đại tràng là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý hiếm của rừng, như củ hoàng liên, phèn đen, sa nhân, khổ sâm, mộc hương và nghệ đen già.

Lý giải về thành phần của bài thuốc quý, ông Khánh chia sẻ, củ hoàng liên là một loại có hoạt chất kháng khuẩn và có tác dụng ức chế mạnh. Phèn đen có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, giải độc. Sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, tiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Khổ sâm và mộc hương giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống co thắt cơ ruột, trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Nghệ đen có vị đắng, cay, tính bình, có tác dụng trong việc hành khí, phá khí, hoạt huyết, tiêu tích, hóa thực...

Thuốc của ông Khánh được làm từ những nguyên liệu quý của rừng. Ảnh: T.Đ

Lương y Khánh khẳng định, nguyên liệu cho bài thuốc của ông được lấy hoàn toàn từ rừng, không phải thuốc trồng nên hoàn toàn không có xử lý hóa chất. Khâu chế biến thuốc gồm các công đoạn: thu hái, phân loại, làm sạch, xắt thuốc, phơi sương và được bào chế theo đúng quy định cho từng vị, đảm bảo dược chất chữa bệnh được phát huy tối đa.

Được biết, tất cả các công đoạn được làm thủ công để đảm bảo thuốc được nguyên chất và an toàn nhất khi đến tay người bệnh. Và theo lý giải của ông Khánh, thuốc tốt mà công đoạn bào chế không tốt cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chữa bệnh. Nhiều người chỉ biết là vị thuốc nhưng không rõ thời điểm tốt nhất để thu hái, bảo quản, sơ chế, bào chế thì cũng coi như là “bỏ” vì thuốc cũng không còn nhiều tác dụng.

Khi được hỏi rõ hơn về bài thuốc, ông Khánh không những không “giấu nghề” mà còn phân tích khá tỉ mỉ. Theo đó:

Về ưu điểm: Bài thuốc của Lương y đã được cơ quan Nhà nước kiểm nghiệm tính hiệu quả và an toàn nên đã được cấp chứng nhận bài thuốc gia truyền, thuốc hoàn toàn từ các vị thuốc nam, tuyệt đối an toàn với cơ thể bệnh nhân, không có tác dụng phụ. Bài thuốc chữa gốc của bệnh đó là tác động giải quyết các vấn để tỳ vị, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ và phát triển các khuẩn có lợi trong đường ruột, khôi phục niêm mạc ruột, làm giảm các triệu chứng bụng đau căng trướng, rối loại tiêu hoá, đi ngoài, sút cân, ăn không tiêu…

Ông Khánh cho biết, một liều thuốc chữa trị đại tràng của mình gồm 4 lọ. Ảnh: T.Đ

Nhược điểm: Do chữa trị vào gốc bệnh nên không phải vừa uống vào thì triệu chứng bệnh đã giảm ngay. Do đó, yêu cầu người bệnh phải điều trị kiên trì. Ngoài ra, để hấp thụ thuốc tốt, người bệnh cũng tuân thủ nghiêm ngặt những kiêng khem theo yêu cầu của lương y.

Và thông qua việc phân tích bài thuốc, chúng tôi còn được nghe ông chia sẻ những điều chân thật nhất về cuộc đời khó khăn, và cũng là cơ duyên đưa ông đến với nghề. Ông Khánh chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông, không có truyền thống với nghề thuốc”. Sau khi trưởng thành, do hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, ông đã quyết định rời quê hương, vào miền Nam làm việc tại các bãi vàng, trầm hương.

Năm 1989, khi mới là chàng thanh niên 19 tuổi, ông phát hiện mình mắc phải chứng bệnh phù thận nhiễm mỡ, sa la lách. Ngoài ra do chế độ ăn uống ở bãi vàng kém vệ sinh ông bị mắc bệnh đại tràng nặng, ăn đồ ăn lạ có chút dầu mỡ hoặc nhiều đạm một chút là đau quặn bụng, đi ngoài liên tục.

Trở về quê hương khi đang bệnh tật, ông cũng tìm cách mọi cách để điều trị bằng thuốc và kiêng khem đủ kiểu nhưng không khỏi. Ông kể lại rằng, khi đó, bệnh nặng đến mức thân hình ông trở nên phù nề, “như trâu chửa”, người xanh như tàu lá. Trong 3 năm chữa bệnh, ông cho biết mình chỉ được ăn cơm với rau và nước rau luộc, vô cùng cực khổ nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Năm 1992, ông may mắn gặp được một bà lang người Mường xuống Nam Định bán thuốc. Bà lang khi đó đã ngỏ lời với gia đình ông Khánh về việc muốn đưa ông lên Hòa Bình chữa trị.

Lương y Khánh chia sẻ: “Khi được đưa về Hòa Bình, bà lấy thuốc trên rừng cho tôi uống, bà bảo trước hết chữa bệnh đại tràng, dạ dày cho tôi trước, hệ tiêu hoá mà hỏng thì không chữa được bệnh gì vì có uống thuốc cũng có hấp thụ được đâu. Tôi điều trị bệnh dạ dày, đại tràng ba tháng liền. Vừa uống, vừa xông, vừa bóp, thế là đỡ dần, ăn ngon miệng. Bồi bổ bằng thức ăn nhiều đạm cũng không bị đau nữa, cơ thể hồng hào lên trông thấy. Sau ba tháng đó, tôi bắt đầu được bà lang chữa bệnh thận và lá lách. Một năm thì khỏi bệnh”. Ngay sau khi khỏi bệnh, năm 1994, ông Khánh lập gia đình, có con. Ông nói, khi chữa trị dưới xuôi, ông ăn uống khổ sở, kiêng khem dữ lắm, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Thế nhưng, uống thuốc của bà lang, ông được ăn uống thoải mái, và sức khỏe vẫn khỏi dần.

Ông Khánh bắt mạch cho một bệnh nhân tới khám. Ảnh: T.Đ

Ông kể lại, thời gian trước khi ông khỏi bệnh, bà lang thường phải gánh thuốc đi bán và chữa bệnh cho người dân, cơ cực lắm. Do vậy, ông quyết định mua một chiếc xe đạp đèo bà lang đi khám bệnh và bán thuốc. Cũng từ khi đó, cơ duyên đến với nghề y của ông Khánh bắt đầu. Do ông ham học hỏi lại sáng dạ, cũng là người có tâm, có tình nên được bà lang yêu quý, coi ông như con. Đi đến đâu, bán đến đâu, bà cũng chỉ dạy cho ông về các bài thuốc. Sau vài năm, do sức khỏe già yếu và thấy ông cũng đam mê với các bài thuốc dân tộc nên đã truyền lại nghề cho ông từ đó. Ông nói: “Tôi theo các mối bệnh nhân trước đây của bà và chữa cho họ”. Sau dần, “người ta thấy tôi chữa hiệu quả, nên giới thiệu người quen đến với tôi”, từ đó cũng nhiều người biết đến lương y Khánh hơn trước.

Không huênh hoang với những kiến thức về thuốc được bà lang truyền lại, và với lòng ham học hỏi, lương y Khánh tiếp tục nỗ lực tìm kiếm những vị thuốc mới. Ông lên Sơn La, Hòa Bình,… để tìm kiếm thêm những bài thuốc gia truyền trị nhiều loại bệnh khác, như bệnh trĩ hay xương khớp, thần kinh…. Ngoài ra ông còn tìm hiểu và tham gia các lớp đào tạo về lương y. Ông thật thà tâm sự: “Mình mới chỉ học được những kiến thức truyền lại từ các ông bà lang thế hệ trước, đây chỉ là những kiến thức được đúc rút qua nhiều thế hệ. Nhưng kiến thức y học là mênh mông, tôi vẫn muốn hiểu thêm về lý luận y học cổ truyền chính thống, có kiến thức về lâm sàng, cận lâm sàng, kiến thức về dược học nhất là đông dược để ngày càng hoàn thiện hơn về chẩn đoán bệnh cũng như hoàn thiện bài thuốc hơn nữa”.

Không những chữa bệnh "mát tay", lương y Đoàn Duy Khánh còn thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: T.Đ

Đối với bệnh dạ dày, đại tràng, lương y Đoàn Duy Khánh cũng có đôi lời tâm sự với bệnh nhân: “Bệnh dạ dày, đại tràng không phải là bệnh nan y, tỷ lệ gây tử vong trực tiếp vì bệnh không cao. Tuy nhiên, biến chứng của nó lại vô cùng nguy hiểm. Biến chứng của bệnh dạ dày, đại tràng là ung thư dạ dày, trĩ, ung thư đại tràng. 20% người mắc bệnh đại tràng chuyển sang bị ung thư, đây là tỷ lệ rất cao. Vậy, tại sao khi mới mắc bệnh hoặc bệnh mãn tính rồi nhưng chưa biến chứng, các bạn không chữa trị dứt điểm để loại bỏ nguy cơ trên, trong khi điều trị bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả mà chi phí lại rẻ. Đây là những tâm sự rất thật của tôi. Trong hơn 20 năm hành nghề, tôi đã chứng kiến nhiều bệnh nhân vì chủ quan, nghĩ bệnh không nguy hiểm, cũng không gây tổn hại nhiều đến sức khoẻ nên không chữa, đến khi bị ung thư đại tràng rồi, chữa trị tốn kém mà nhiều khi còn không giữ được tính mạng. Các cụ ngày xưa đã có câu, ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’. Mọi người nên chữa khi bệnh chưa nguy hiể, chứ đừng “đợi” nguy hiểm rồi mới chữa. Người Việt Nam chúng ta chưa có tư tưởng đúng đắn về việc chữa bệnh, đều ‘mất bò mới lo làm chuồng’, bệnh nặng rồi mưới cuống cuồng tìm thầy, tìm thuốc”.

Với những cống hiến cho sự nghiệp phát triển Đông y nước nhà, lương y Đoàn Duy Khánh đã nhận được nhiều lời khen của những người trong nghề. Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng gửi bằng khen với lương y.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đối với lương y Đoàn Duy Khánh.

Ông Khánh chia sẻ: “tôi chữa bệnh bằng tất cả những kiến thức mà tôi học được và bằng toàn bộ cái tâm của người thầy thuốc, cho nên tôi cũng tuân thủ đầy đủ những quy định về việc khám chữa bệnh của nhà nước. Tôi đã được Sở y tế Hòa Bình cấp chứng chỉ hành nghề, thuốc của tôi được cơ quan nhà nước kiểm nghiệm về hiệu quả, tính an toàn và được cấp chứng nhận công nhận là bài thuốc gia truyền.” 

Giấy phép hành nghề của ông Khánh.
Bài thuốc chữa bệnh đại tràng của ông Khánh được nhà nước kiểm nghiệm về chất lượng. Ảnh: T.Đ

Ông vui vẻ tâm sự: “tôi tự hào mình là lương y chân chính được nhà nước công nhận, chứ không phải lang y hay lương y tự phong”.

Chúng tôi thầm cảm phục và chúc cho ông có thật nhiều sức khỏe, sống lâu trăm tuổi để càng nhiều người dân nghèo có cơ hội thoát khỏi bệnh tật. Độc giả quan tâm đến bài thuốc chữa bệnh dạ dày đại tràng của lương y Đoàn Duy Khánh có thể liên hệ với lương y theo thông tin sau:

Điện thoại: 0988 756 798

Email: luongydoanduykhanh@gmail.com

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-tim-vi-luong-y-noi-tieng-chua-khoi-dau-da-day-tu-nguyen-lieu-nui-rung-a210308.html