Chuẩn bị tươm tất cúng giao thừa đón năm Mậu Tuất 2018


Thứ 2, 12/02/2018 | 02:30


Cùng sự kiện

Giây phút cúng giao thừa với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu. Giây phút cúng giao thừa với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Nguồn gốc lễ giao thừa (lễ trừ tịch)

Người Việt xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm, vị thần cũ giao lại công việc cho thần mới vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Vì vậy, người dân làm lễ cúng giao thừa để tiễn ông thần cũ và đón ông thần mới.

Ngày 30 tháng Chạp còn là ngày trừ tịch, nghĩa là trừ hết năm cũ để sang năm mới. Ngoài ra, còn có nghĩa là trừ khử ma quỷ.

Cúng giao thừa trong nhà

Với lễ cúng giao thừa trong nhà gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn). Chú ý khấn danh vị các quan Hành khiển và 12 vị Phán quan, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. 

Cỗ mặn

Đồ nếp truyền thống
Bánh chưng
Xôi gấc
Chè kho. 

Các loại giò 
Giò lụa
Giò xào giòn. 

Các món nộm, salad 
Nộm đu đủ thịt bò
Nộm rau câu
Dưa góp: su hào, cà rốt, dưa chuột… và củ hành muối. 

Món nguội 
Gà luộc
Bê tái chanh
Bắp bò ướp ngũ vị hương, hấp chín
Bắp bò ngâm mắm. 

Món chiên, rán 
Mực ống nhồi tôm, thịt nướng mật ong
Chả cá Tuyết Hoa
Chả mực Tuyết Hoa
Gà rán mật ong, lá chanh
Nem. 

Món ninh, hầm 
Chân giò ninh măng
Mọc nấu măng, mộc nhĩ
Bông nấm trắng làm từ đậu nành, ninh măng, mộc nhĩ. 

Món nước
Miến gà – măng
Bún sườn – măng
Bún thang
Bún tôm, hoặc một nồi lẩu Cá/ Nấm…

Trái cây (chuối,quít…)

Đèn nến

Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa)

Trầu cau (không có cũng được).

Rượu/trà (Rượu trước sau đến trà)

Một chiếc mũ chuồn, chính là mũ để cúng tế vị thần.

Nhang đèn.

Cỗ ngọt và chay

Cỗ ngọt và chay bao gồm hương, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi  trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng…

Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tuy nhiên, tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.

Hằng Thanh (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuan-bi-tuom-tat-cung-giao-thua-don-nam-mau-tuat-2018-a215411.html