Phép toán “8:2=4” và câu chuyện về cậu học sinh mới chuyển đến


Thứ 7, 01/07/2017 | 03:46


Lúc thấy Tuấn im lặng, khuôn mặt đầy khó hiểu khi nghe câu hỏi “Em nào cho cô biết, một nửa của 8 là bao nhiêu”, cô giáo khó hiểu nhưng sau đó mới biết được sự thật.

Lúc thấy Tuấn im lặng, khuôn mặt đầy khó hiểu khi nghe câu hỏi “Em nào cho cô biết, một nửa của 8 là bao nhiêu”, cô giáo lấy làm khó hiểu nhưng sau đó mới biết được sự thật.

Một cô giáo có nhiều năm trong nghề giáo viên, một công việc cao quý, được tiếp xúc với nhiều đứa trẻ khác nhau. Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui và hạnh phúc đối với cô. Cô thấy vui khi được dạy dỗ những cô cậu học sinh đáng yêu.

Hôm nay vừa vào lớp, sau những câu chào nhau của cô trò, cô giáo bắt đầu tiết dạy toán. Cô từ từ lấy viên phấn rồi viết lên trên bảng đen biểu tượng dấu chia rồi nói: “Trước đây cô đã dạy các em phép tính nhân, hôm nay chúng ta sẽ cùng học phép tính chia nhé.”

Cô giáo cất tiếng tiếp, “Phép tính chia rất đơn giản” và trìu mến nhìn các em. Sau khi viết một con số 8 lớn trên bảng, cô quay xuống hỏi các em: “Trong các em ai có thể cho cô biết, một nửa của 8 là bao nhiêu?”

Lớp học ngay lập tức trở nên ồn ào, nhiều cánh tay vội vã giơ lên để trả lời câu hỏi, một số cậu bé thậm chí còn không đủ nhẫn nại đã nói vọng lên: “Một nửa của 8 là 4 ạ”.

Ảnh minh họa

Cô giáo mỉm cười gật đầu công nhận câu trả lời đúng, nhưng đột nhiên mắt tôi dừng lại vào một cậu bé đang ngồi ở góc cuối bên phải lớp học.

Em là Tuấn vừa mới chuyển đến lớp tôi 1 tuần. Cậu bé cúi đầu im lặng, em không hề giống như biểu hiện của các bạn khác trong lớp. Có lẽ em vẫn chưa hoà nhập được với môi trường mới.

Cô từ từ tiến tới chỗ em và hỏi: “Tuấn, con có biết một nửa số 8 là bao nhiêu không?”

Cậu bé vẫn nhút nhát cúi đầu khẽ trả lời rằng: “Thưa cô, con không hiểu tại sao một nửa số 8 lại là 4?”

Lúc này cả lớp ngay lập tức bật cười thành tiếng. Một số cô cậu bé khác còn bụm miệng cười to và cố tình bảo rằng phép tính quá đơn giản mà cậu bé không biết. Cô yêu cầu lớp im lặng và khẽ hỏi Tuấn ““Vậy con cho cô biết câu trả lời của con là gì? Con có thể nói cho cô và cả lớp biết được không?”.

Lúc này, cậu bé ngượng ngùng đứng dậy và chậm rãi đi về phía bục giảng. Cậu nhìn vào con số 8 trên bảng đen một lúc rồi đưa tay lên che một nửa trên của số “8”, sau đó lí nhí nói: “Thưa cô một nửa số 8 là 0 ạ.”

Sau đó, cậu lại di chuyển tiếp bàn tay và che dọc con số 8 rồi nói tiếp: “Nửa số 8 cũng là số 3 ạ”. Câu trả lời của em khiến cả lớp im lặng, còn Tuấn khuôn mặt đầy lo lắng.

Lúc này cô giáo bắt đầu chậm rãi tiến về phía bục giảng sau đó vỗ nhẹ nhàng mỉm cười trìu mến nói với em: “Câu trả lời của con thật tuyệt vời!”

Có lẽ Tuấn là trường hợp đầu tiên gây ấn tượng cho cô trong nhiều năm đi dạy. Chính em đã cho cô một bài học.

Sau đó, bằng kinh nghiệm của mình cô giáo nhẹ nhàng lấy ra trong túi 8 viên bi ve và hỏi Tuấn “Con cho cô biết cô có bao nhiêu viên bi ve trong tay?”.

Em tính một lúc rồi trả lời: “Thưa cô, 8 ạ”.

Tôi phân 8 viên bi ra 2 phần bằng nhau và nói: “Vậy con cho biết giờ số lượng mỗi bên là bao nhiêu?”

Em trả lời: “Là 4 ạ!”

“Đúng rồi! Vậy nếu con cầm đi một nửa số bi này, thì trên tay cô sẽ còn lại là bao nhiêu?”. Cậu bé với khuôn mặt sáng ngời, lớn tiếng trả lời: “Còn 4 ạ!”. Lúc này cậu đã hiểu và quay trở lại chỗ ngồi của mình, vừa đi vừa nói: “Mình hiểu rồi, hoá ra một nửa của 8 là 4”

Thế mới thấy, có những điều chúng ta đừng vội phán xét hay cười nhạo người khác bởi có khi họ có cách nhìn không giống chúng ta. Khi gặp bất cứ chuyện gì đừng vội kết luận họ là người thế nào? Điều chúng ta nên làm là tìm hiểu tại sao họ lại nghĩ như vậy. Câu chuyện trên không chỉ cho cô giáo trên bài học mà hy vọng cũng sẽ là bài học cho tất cả mọi người.

Tổng hợp

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phep-toan-824-va-cau-chuyen-ve-cau-hoc-sinh-moi-chuyen-den-a194928.html