+Aa-
    Zalo

    Bé ăn nhiều mỳ tôm có nguy hiểm không?

    ĐS&PL Bé nhà cháu không chịu ăn thịt, cá, tôm, chỉ có một chút mùi thôi bé cũng nhất quyết không chịu ăn và bé chỉ thích ăn mì tôm thôi. Bé ăn nhiều mì tôm có bị sao không?

    “Bé nhà cháu không chịu ăn thịt, cá, tôm, chỉ có một chút mùi thôi bé cũng nhất quyết không chịu ăn và bé chỉ thích ăn mì tôm thôi. Bé ăn nhiều mì tôm có bị sao không? Làm thế nào để bé chịu ăn thịt cá ạ? Em sợ con thiếu chất lắm.” – Bố Lê Nam

    PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải đáp:

    Cảm ơn bố Lê Nam!

    Bố đã nói lên một quan điểm rất tuyệt vời của dinh dưỡng, đó là không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu. Bữa ăn xấu chính là bữa ăn rất đơn điệu, không có sự đa dạng của thực phẩm.

    Bé của bố Lê Nam không thích ăn các thực phẩm khác ngoài mì tôm, nhất là đối với thực phẩm động vật như là thịt, cá đối với lứa tuổi của bé là rất quan trọng. Ở trẻ dưới 2 tuổi thì cứ 2 bé lại có 1 bé bị thiếu máu. Những thực phẩm động vật chính là nguồn cung cấp protein tốt nhất, đặc biệt là cung cấp sắt heme (tức là sắt có giá trị sinh học cao) để giúp cho bé nhà mình không bị thiếu máu. Nhưng với bé nhà bố Lê Nam thì bé lại chối từ không ăn, lại chỉ thích ăn duy nhất một loại thực phẩm là mì tôm thì thực sự không thể giúp cho bé có thể có được tình trạng dinh dưỡng tốt nhất được. Bởi vì không thể nào mọi nhu cầu của bé lại có thể được đáp ứng đủ bằng một món quá đơn giản là mì tôm được.

    Mặt khác, mì tôm là một thức ăn nhanh dùng để giải quyết tạm thời, nhất thời thôi, không thể nào ngày nào cũng ăn mì tôm mà có thể cung cấp được đủ chất dinh dưỡng cho bé. Cho nên việc bố Lê Nam rất muốn thay đổi thói quen dinh dưỡng của con mình là một điều rất cần thiết.

    Vậy thì làm thế nào để cho bé có thể ăn được thịt, cá, tôm? Bố cần xem ngoài mì tôm ra, thì trong 3 món này bé thích món gì để chế biến cho bé. Ví dụ như bé chỉ thích ăn mì tôm, thì bố có thể nấu mì tôm với thịt bằng cách xay nhỏ thịt để thịt lẫn vào trong mì tôm để bé không thể nhằn, tách riêng mì tôm với thịt. Với tôm, cá bố cũng có thể làm như thế, bố cần chế biến bằng cách gì đó thật ngon và lẫn vào thức ăn mà bé đang thích để giúp cho bé có được sự chuyển tiếp khẩu vị một cách từ từ nhất để bé có thể dễ dàng chấp nhận những thực phẩm mà trước đây bé không thích như thịt, cá, tôm,… Bằng cách trên bé sẽ dần dần thích và có thể dễ dàng chấp nhận một bữa ăn có cả thịt, cá, tôm,…

    Ngoài ra, bố Lê Nam có hỏi một câu là nếu bé ăn nhiều mì tôm thì có tốt cho sức khỏe không? Mì tôm là một thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, không xấu nhưng không phải là thức ăn để nuôi con của bố Lê Nam có thể lớn một cách bình thường từ ngày này sang ngày khác. Cho nên chắc chắn bên cạnh mì và những món ăn mà bé thích thì bố nên chế biến các thực phẩm khác để bữa ăn của bé được đa dạng thì bé mới có thể phát triển một cách toàn diện.

    Hy vọng với thông tin bài viết cung cấp giúp ích cho các mẹ trên hành trình chăm con, nếu mẹ đang gặp khó khăn gì hay các bé gặp vấn đề về sức khỏe đừng ngần ngại gọi lên tổng đài 1800 1006 để được tư vấn bởi chuyên gia.

    Tham khảo trực tiếp sản phẩm tại website: http://nutribaby.vn/

    Link fanpage: https://www.facebook.com/nutribabyplus/

                     https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-an-nhieu-my-tom-co-nguy-hiem-khong-a256974.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan