+Aa-
    Zalo

    Cẩn thận tai nạn chết người từ các thiết bị sưởi ấm

    ĐS&PL Các thiết bị sưởi ấm nhỏ gọn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mùa đông giá rét. Những thiết bị này rất hiệu quả, song cần đề phòng khi sử dụng, tránh chủ quan gây cháy, nổ.

    Các thiết bị sưởi ấm nhỏ gọn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mùa đông giá rét. Những thiết bị này rất hiệu quả, song cần đề phòng khi sử dụng, tránh chủ quan gây cháy, nổ. 

    [presscloud]837[/presscloud]

    Ngày 10/12 vừa qua, tại khu trọ của công nhân ở địa bàn Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, một gia đình có con nhỏ phơi tã bằng tủ sấy quần áo đã gây cháy nhà. Rất may khi đó hai mẹ con đang ở bên ngoài, nên không thiệt hại về người.

    Đèn sưởi nhà tắm cũng có nguy cơ cháy, nổ - Ảnh: An ninh thủ đô.

    Đại diện Viện Bỏng quốc gia thông tin: Hàng năm, vào mùa đông giá lạnh các khoa cấp cứu về bỏng do dụng cụ sưởi ấm gây ra là con số không nhỏ. Tập trung nhiều nhất là các bệnh nhân nhỏ tuổi, do bố mẹ để gần dụng cụ sưởi như quạt sưởi, hoặc do đồ sưởi bằng điện như sấy quần áo ướt gây nên. Nhiều gia đình để dụng cụ sởi ấm gần tầm với của trẻ khiến chúng tò mò, nghịch ngợm bò đến gần gây bỏng và cháy nhà.

    Còn theo báo cáo của Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, năm nào cũng vậy, khi thời tiết trở lạnh là xuất hiện những ca ngộ độc do sử dụng than làm lò sưởi ấm. Không chỉ ở các vùng nông thôn mà ngay tại Hà Nội, nhiều gia đình cũng sử dụng than hoa sưởi ấm trong phòng ngủ, nhà tắm nhưng lại đóng kín cửa phòng, gây ngộ độc khí than.

    Chăn điện bị chập cháy - Ảnh: An ninh thủ đô.

    Một nguy hiểm không hề kém các thiết bị sưởi ấm khác đó là chăn điện. Ở thành phố, chăn điện cũng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong mùa đông. Tuy nhiên, việc sử dụng an toàn phải tuân thủ quy định trước khi sử dụng.

    Nhiều gia đình không có điều kiện dùng các thiết bị sưởi tiêu hao điện năng có thể dùng loại túi sưởi điện. Túi được làm nóng bằng chất kích thích tăng nhiệt. Chất dẫn nhiệt bên trong là nước và muối. Sau một vài năm sử dụng dẫn tới sự thẩm thấu, nước hao dần và làm cho không khí lọt vào bên trong túi. Khi cắm điện, nhiệt độ tăng, làm cho lượng không khí sinh ra bên trong túi căng phồng, nhiều lần sẽ bị giãn, làm rách đường viền hoặc bục túi.

    Cũng có trường hợp nổ rách túi bên ngoài do cắm lâu quá, nước giãn nở, đầy bọt khí, trong khi túi không thể giãn nở to hơn dẫn tới bục. Vì thế khi sử dụng cần lưu ý, với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không nên cho dùng vì có thể bị bỏng. Với những trẻ lớn hơn, khi dùng, có thể lấy miếng lót may sẵn hoặc gói vào chiếc khăn bông tránh tiếp xúc trực tiếp làm bỏng da trẻ.

    Hằng Thanh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-than-tai-nan-chet-nguoi-tu-cac-thiet-bi-suoi-am-a213317.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan