Qũy phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế: Giải pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân


Thứ 3, 08/08/2017 | 10:27


Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 30 quốc gia đã thành lập quỹ nâng cao sức khỏe để hỗ trợ thực hiện hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL). Kinh nghiệm từ các n

Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 30 quốc gia đã thành lập quỹ nâng cao sức khỏe để hỗ trợ thực hiện hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL). Kinh nghiệm từ các nước đã cho thấy, việc mở rộng các cơ chế tài trợ bền vững và dành riêng cho các chương trình nâng cao sức khỏe sẽ làm giảm nhu cầu chi tiền cho các dịch vụ chữa bệnh, đem lại không chỉ lợi ích sức khỏe cho người dân mà còn cả lợi ích kinh tế cho quốc gia.

Qũy vì lợi ích của cả cộng đồng

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, với mục tiêu giảm tỉ lệ sử dụng, giảm tỉ lệ mắc và tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Quốc hội cũng cho phép thành lập quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá để đảm bảo nguồn kinh phí bền vững cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Quỹ (PCTHTL) được thành lập theo Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ được quy định trong luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thời gian qua, quỹ PCTH thuốc lá đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức Chính trị xã hội và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trong thời gian qua, các hỗ trợ của quỹ PCTH thuốc lá tập trung vào một số mục tiêu cơ bản: Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, các quy định của luật PCTH thuốc lá và các văn bản hướng dẫn. Nhân rộng các mô hình môi trường không khói thuốc tại các cơ quan đơn vị và các tỉnh, thành phố. Nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên PCTH thuốc lá và Cơ quan điều hành quỹ PCTH thuốc lá, thực hiện nghiên cứu, đánh giá về tình hình sử dụng thuốc lá, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội để cung cấp bằng chứng phục vụ công tác PCTH thuốc lá. Thí điểm thực hiện công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá qua điện thoại và công tác tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại các cơ sở y tế.

Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác thanh kiểm tra, giám sát tình hình thực thi luật PCTH thuốc lá. Thực hiện các mục tiêu này, quỹ PCTH thuốc lá hiện đang hỗ trợ 26 bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và 10 bệnh viện thực hiện các hoạt động về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Hơn 3 năm từ khi thực hiện luật PCTH thuốc lá, với sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng bộ Y tế – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, sự nỗ lực của Quỹ và sự phối hợp của các Bộ, ban, ngành, các tỉnh thành phố, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có những chuyển biến tích cực.

Định hướng hoạt động và mạng lưới của Quỹ

Hiện nay, tại 62 tỉnh, thành phố và 18 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đã thành lập ban chỉ đạo PCTH của thuốc lá. Tại các bộ, các tỉnh đều có những cán bộ chủ chốt được phân công tham gia công tác PCTH của thuốc lá. Đến nay, đã có hơn 2000 lượt cán bộ được quỹ đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá, kỹ năng truyền thông, kỹ năng lập kế hoạch, theo dõi, giám sát và triển khai chương trình PCTH của thuốc lá.

Định hướng, hoạt động của quỹ PCTHTL trong năm 2017- 2018 đó là: Tăng cường phối hợp liên ngành để đảm bảo hoạt động PCTH thuốc lá được triển khai toàn diện tại các cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính và giám sát tình hình thực thi luật PCTH thuốc lá tại các tỉnh, thành phố, tiếp tục tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông nhằm nâng cao và duy trì nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá và các quy định của luật PCTH của thuốc lá.

Tiếp tục đẩy mạnh vệc thực thi quy định cấm hút thuốc tại các nơi công cộng chú trọng tới các khu vực trong nhà của khách sạn, nhà hàng, các nơi làm việc, nơi công cộng trong nhà. Tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá để cung cấp bằng chứng phục vụ công tác PCTH thuốc lá như: Nghiên cứu về tác động của quỹ PCTH thuốc lá; nghiên cứu về tác động của việc tăng thuế thuốc lá hiện nay đến tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá và cần có lộ trình tiếp tục tăng thuế đến mức có thể giúp giảm tỷ lệ hút thuốc, đồng thời cũng giúp tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

Nghiên cứu về tình hình thực tế vi phạm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá, nghiên cứu về thực trạng trồng cây thuốc lá và đề xuất phương hướng chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá. Tiếp tục nhân rộng các mô hình không khói thuốc, đặc biệt tại công sở, trường học, các địa điểm văn hóa - du lịch.

Tổng cục Thống kê phối hợp với tổ chức Y tế thế giới thực hiện điều tra năm 2015, so với năm 2010 tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới Việt Nam có giảm khoảng 2%, tuy nhiên tỷ lệ hút thuốc trong nam giới của chúng ta vẫn rất cao với 45,3% nam giới trưởng thành hút thuốc. Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá. 

Xuân Khiển

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-bo-y-te-giai-phap-bao-ve-suc-khoe-cho-nguoi-dan-a198480.html