+Aa-
    Zalo

    Được tặng bức tranh quý ước tính 2,8 triệu USD, đem đi đấu giá mới phát hiện là đồ giả

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một trường học ở Mỹ đã nhận được một món quà là bức tranh Trung Quốc trị giá 2,8 triệu USD nhưng sau khi đem đi đấu giá mới phát hiện đó là tranh giả.

    Một trường học ở Mỹ đã nhận được một món quà là bức tranh Trung Quốc trị giá 2,8 triệu USD nhưng sau khi đem đi đấu giá mới phát hiện đó là tranh giả.

    Hơn 1 năm trước, một ngôi trường tư thục nam sinh ở Oakland đã có một biến cố lớn khi một thanh niên New York, người đã hát trong dàn hợp xướng của trường khi còn nhỏ và cũng là người được thừa hưởng một số bức tranh Trung Quốc từ cha mẹ đã quyên tặng 4 bức tranh để hỗ trợ trường học tập trung vào giáo dục âm nhạc.

    Hai thẩm định viên độc lập ước tính rằng một bức tranh vẽ thác nước của Li Keran trị giá khoảng 2 triệu USD, cùng với 3 bức tranh khác được tặng trong suốt năm 2017 và 2018 của các nghệ sĩ Trung Quốc thế kỷ 20 nổi tiếng như Fu Baoshi và Shi Tao khiến tổng trị giá lên khoảng 2,8 triệu USD.

    Sau sự việc này, Học viện Pacific Boychoir đã từ chối nêu tên nhà tài trợ. Ảnh minh họa

    Theo Ron Cohen - thành viên hội đồng quản trị của Học viện Pacific Boychoir Academy thời điểm đó cho biết, đối với một trường học có ngân sách hàng năm chỉ hơn 1 triệu USD một chút thì việc nhận được số tiền quyên góp gần gấp 3 lần số tiền đó là không thể tin được.

    Thế nhưng, hồi cuối tháng 1 vừa qua, khi trường đưa những bức tranh này đến Bonhams, một công ty đấu giá mỹ thuật thì các thẩm định viên nghi ngờ về độ xác thực của các bức tranh.

    “Chúng rất đẹp nhưng chúng tôi thấy chúng không phải là hàng thật. Thay vì có giá trị hàng trăm ngàn USD, chúng có thể chỉ đáng giá 500 USD. Chúng chỉ xứng đáng là một tấm poster đẹp chứ không thuộc danh mục mà các nhà sưu tập thực sự săn lùng”, các thẩm định viên nói.

    Sau sự việc này, Học viện Pacific Boychoir đã từ chối nêu tên nhà tài trợ và nói rằng ông này đã quyên góp một cách đầy thiện chí.

    Cách đây vài năm, bức tranh Italy Flowers ước tính trị giá 2 triệu đã trở thành tiêu đề của nhiều tờ báo sau khi bị một cậu bé 12 tuổi làm thủng tại một triển lãm ở Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, điều này đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ về tính xác thực của bức tranh.

    Nghi vấn bức Flowers là tranh giả. Ảnh: ABC

    Các nhà tổ chức cho biết, bức tranh này được nghệ sĩ Italy Paolo Porpora vẽ vào những năm 1600, là một phần trong bộ sưu tập gồm 55 tác phẩm nghệ thuật ở Đài Bắc.

    Tuy nhiên, tờ Apple Daily đã đăng tải một bài viết nêu rằng, bức tranh này rất giống với bức Composizione con vaso di fiori, một tác phẩm nghệ thuật của Mario Nuzzi, có niên đại từ thế kỷ 17, và hồi năm 2012 từng có tên trong catalogue của hãng đấu giá Della Rocca Casa d'Aste. Giá ước tính của bức tranh này là 40.000-50.000 USD, tuy nhiên sau đó nó đã không bán được.

    Ông David Sun, Giám đốc Công ty Phát hiện Nghệ thuật TST, đơn vị bảo trợ cuộc triển lãm tranh ở Đài Loan, khẳng định 2 bức tranh khác hẳn nhau. Ông bảo vệ cuộc triển lãm, tuy nhiên lại không giải đáp được những nghi ngờ của giới chuyên gia và truyền thông.

    “Xét theo góc độ chuyên nghiệp, nếu những bức tranh này quá đắt và lâu đời như vậy, họ không nên trưng bày chúng trong một môi trường không có nhiệt độ và độ ẩm ổn định. Có quá nhiều vấn đề xung quanh các bức tranh này. Không ai biết chúng là thật hay giả” - Sean Hu, giám tuyển của Công ty Nghệ thuật Hu có trụ sở ở Đài Bắc, nói.

    Bức tranh bị thủng sau đó đã được phục chế và trưng bày trở lại. Các nhà tổ chức cũng không đòi tiền bồi thường từ phía gia đình cậu bé. 

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duoc-tang-buc-tranh-quy-uoc-tinh-28-trieu-usd-dem-di-dau-gia-moi-phat-hien-la-do-gia-a265695.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan