+Aa-
    Zalo

    Giải ngân vốn đầu tư công chậm làm gia tăng áp lực trả nợ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hệ quả của việc giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ khiến lãng phí 3 lần.

    Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hệ quả của việc giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ khiến lãng phí 3 lần; một là, lãng phí từ việc công trình chậm đưa vào sử dụng, hai là, tiền để đấy, Nhà nước phải trả lãi, ba là nhà thầu phải đi vay ngân hàng.

    Theo quy định, đến hết ngày 31/1 năm sau thời hạn giải ngân kế hoạch vốn năm trước cũng sẽ hết. Tuy nhiên, qua rà soát năm 2017, hầu hết các địa phương không hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

    Riêng tại Hà Nội, tính đến ngày 15/4/2018, thành phố mới giải ngân được 4.647 tỷ đồng, đạt 11,03% kế hoạch, chưa đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu. Hết quý I cũng chỉ có 4/40 dự án mới được khởi công xây dựng, 23 dự án đang tổ chức đấu thầu, 13 dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để tổ chức đấu thầu trong các quý tiếp theo.

    Ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội lý giải, bên cạnh yếu tố khách quan là tháng 1, các chủ đầu tư và nhà thầu còn thực hiện công tác nghiệm thu, hoàn thiện hồ sơ thanh toán vốn của kế hoạch năm 2017 nên chưa tập trung triển khai thực hiện kế hoạch năm 2018, thì nguyên nhân chủ yếu là các chủ đầu tư chưa thực sự quyết liệt đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án, nhất là tiến độ thi công xây dựng các công trình, dự án chuyển tiếp; việc triển khai hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm.

    Giải ngân vốn đầu tư công chậm gây lãng phí 3 lần. Ảnh minh họa

    Tiến độ giải ngân chậm của nhiều địa phương đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân chung của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 so với kế hoạch được giao chỉ đạt gần 84%.

    Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mặc dù vốn đầu tư công là vốn đi vay, phải trả lãi, nên cần phải quản lý thật chặt, tuy nhiên nếu không cố gắng giải ngân sẽ dẫn tới đầu tư không hiệu quả, lãng phí, thất thoát, nhưng không vì thế mà để xảy ra tình trạng trì trệ dẫn đến nhiều hệ lụy.

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công chậm là do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong đó có vấn đề về cơ chế chính sách. Đó là những vướng mắc trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và cả năng lực của đơn vị thi công.

    Về vấn đề chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một dự án trước khi được giao kế hoạch cần phải trải qua nhiều công đoạn như: Phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư, xây dựng và tổng hợp kế hoạch...

    Năm 2017 là năm đầu tiên chính thức thực hiện luật hóa đầu tư công và nhiều quy định khác liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm. Do có nhiều quy định rất chặt chẽ, nên các bộ, ngành, địa phương và cả chủ đầu tư có nhiều bỡ ngỡ trong triển khai. Tuy nhiên, bước sang năm 2018, sau khi đã trải qua quá trình tập dượt, trình tự các bước đã được thông suốt, những vướng mắc này sẽ được tháo gỡ.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ngan-von-dau-tu-cong-cham-lam-gia-tang-ap-luc-tra-no-a227376.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan