+Aa-
    Zalo

    Hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hơn 1.000 công ty “ma”

    (ĐS&PL) - Hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bao gồm hơn 1.000 công ty “ma” được bị cáo Trương Mỹ Lan thành lập để đứng tên các khoản vay khống, chuyển nhượng cổ phần, lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án.

    Báo Thanh niên đưa tin, ngày 5/3, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác vì gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khoảng 498.000 tỷ đồng.

    Trong 86 bị cáo bị xét xử, có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, 7 bị cáo thuộc công ty thẩm định giá, bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng...

    Bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố với 3 tội danh: tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, với khung hình phạt cao nhất là tử hình.  

    he sinh thai cua tap doan van thinh phat co hon 1 000 cong ty ma1
    Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Thanh niên

    Theo cáo trạng, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) có trụ sở tại số 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phương Cô Giang, quận 1, TP.HCM. Quá trình hoạt động Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thành lập, xây dựng hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp (hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát), trong đó Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giữ vai trò trung tâm, nắm giữ cổ phần, kiểm soát toàn bộ hoạt động của các công ty trong hệ sinh thái và thường không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh.

    Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đã thuê, nhờ hàng trăm cá nhân đứng tên đại diện pháp luật các công ty, được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, nhóm định chế tài chính tại Việt Nam gồm: SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú, trong đó SCB có vai trò đặc biệt quan trọng, được sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Theo báo Tuổi trẻ, nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều là công ty có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên, như: Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỉ đồng, Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng…

    Nhóm các công ty được gọi công ty "ma" tại Việt Nam được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công… Mạng lưới công ty tại nước ngoài, bà Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia 'thiên đường thuế' phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa 'nhà đầu tư nước ngoài' để đứng tên cổ phần và quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình bà Trương Mỹ Lan tại nước ngoài

    Phương Uyên(T/h)

     

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-sinh-thai-cua-tap-doan-van-thinh-phat-co-hon-1-000-cong-ty-ma-a613104.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan