Cú “hích” lớn cho thị trường BĐS từ đề án khu Đô thị thông minh


Thứ 7, 26/05/2018 | 02:37


Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống hạ tầng, việc UBND TPHCM quyết định xây dựng đề án khu đô thị thông minh tầm nhìn đến năm 2025 đang tạo nên “cú hích”

Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống hạ tầng, việc UBND TP HCM quyết định xây dựng đề án khu đô thị thông minh tầm nhìn đến năm 2025 đang tạo nên “cú hích” lớn cho thị trường bất động sản TP HCM. Bởi nhiều người kỳ vọng vào một không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường, giao thông thuận tiện khi đề án này trở thành hiện thực.

Đòn bẩy mới cho thị trường BĐS

Được xem là đầu tàu của cả nước, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, TP HCM đang ngày càng đối mặt với tình trạng môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, không gian sống chật hẹp, quỹ đất hạn chế, thiếu nước sạch… Do đó, yêu cầu về một đô thị phát triển bền vững, song vẫn đảm bảo các vấn đề môi trường, tài nguyên, giao thông và chất lượng cuộc sống con người ngày càng trở nên bức thiết.

Từ những vấn đề trên, đầu năm 2018 TP HCM đã triển khai thêm 3 “chìa khóa” tạo sự phát triển mới cho thị trường BĐS, trong đó, việc thực hiện đề án xây dựng TP trở thành khu đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2010, tấm nhìn đến năm 2015 được xem là cú “hích” lớn cho thị trường bất động sản TP HCM. Bởi ngoài việc tăng trưởng kinh tế, TP HCM còn hướng đến xây dựng hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, y tế tốt, ít tội phạm, nguồn nước sạch.

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, Trưởng ban Điều hành đề án, với mục tiêu đặt người dân làm trung tâm, đề án Đô thị thông minh sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp người dân có thể thụ hưởng các tiện ích như: sử dụng năng lượng với chi phí thấp, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, dịch vụ y tế tốt; giáo dục chất lượng, không khí trong lành, nguồn nước sạch, tỷ lệ tội phạm thấp, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng...

Cùng với đó, người lao động sẽ có các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới: kết nối internet băng thông rộng, các nguồn năng lượng sạch, ổn định với chi phí thấp, các cơ hội để được học hành, chi phí cho không gian sống và làm việc vừa tầm thu nhập.

Trong công tác chống ngập, các hệ thống cảnh báo và giám sát ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp theo dõi, cung cấp các thông tin về dòng chảy và thực hiện cảnh báo khi xuất hiện các tổ hợp bất lợi cho TP như mưa, triều cường và mực nước dâng cao, để áp dụng các kịch bản ứng phó phù hợp của hệ thống quản lý tình huống khẩn cấp.

Trong lĩnh vực giao thông, người dân được trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao, xuyên suốt với vé điện tử liên thông. Giải pháp thu phí thông minh, đỗ xe thông minh giúp người dân thuận lợi trong việc gửi và đỗ xe. Dữ liệu mở về giao thông và thông tin dự báo giao thông giúp người dân tìm lộ trình di chuyển phù hợp, giảm ùn tắc.

Để thực hiện hóa mục tiêu, ông Tuyến cho biết, TP HCM đã chuẩn bị khá kỹ, như xây dựng hệ thống giao thông mở rộng, xây dựng hệ thống thủ tục hành chính điện tử… Đơn cử, tại quận 9 và quận 2, khi đặt mục tiêu xây dựng đô thị thông minh tại đây, TP HCM đã cải tạo lại toàn bộ hệ thống giao thông của 2 quận này, như mở rộng tuyến Xa lộ Hà Nội, xây dựng tuyến Metro số 1, lắp đặt hệ thống camera an ninh, xây dựng khu vui chơi giải trí, hệ thống thủ tục hành chính điện tử, cũng như cung cấp dịch vụ điện tử cho người dân khi làm thủ tục hành chính.

Về vấn đề này, Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho rằng, việc sớm đưa TP HCM trở thành đô thị thông minh và gia nhập vào các thành phố thông minh trên thế giới sẽ góp phần rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu kéo tầng lớp dân cư thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá. Vì vậy, TP HCM luôn đồng hành, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư để xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh.

Nắm bắt thời cơ, dẫn đầu xu hướng

Ông Phan Công Chánh – chuyên gia BĐS cho rằng, có thể xem việc xây dựng đô thị thông minh giống như mảnh ghép cuối cùng tạo đà cho thị trường BĐS toàn TP cất cánh. "Hạ tầng luôn là cú hích cho thị trường bất động sản”, nếu đề án được thực hiện thì điều đầu tiên là thành phố sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thi. Kéo theo đó, các dự án và doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi từ hạ tầng giao thông thông minh, y tế, giáo dục chất lượng cao… càng đẩy giá trị bất động sản lên cao”, ông Chánh nhận định.

Bên cạnh đó, chương trình phát triển đô thị thông minh của TP HCM có nội dung yêu cầu giải quyết các vấn đề như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm... những nút thắt đang cản trở thị trường bất động sản phát triển. Khi những điểm nghẽn này được giải quyết, thị trường địa ốc sẽ hưởng lợi lớn.

Đồng tình với quan điểm trên, Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết: “TP HCM đã có các điều kiện cần và đủ để trở thành một trung tâm đô thị lớn của cả khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua, các nhà đầu tư nước ngoài xem TP HCM là nơi phát triển khá lý tưởng, một khi những cơ chế chính sách đặc thù phát huy tác dụng, sẽ giúp bùng nổ một làn sóng đầu tư mới”.

Tuy nhiên, ông Châu cũng cho rằng, để nhanh chóng hình thành đề án, rất cần sự góp sức của các doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể, các dự án nhà ở được quy hoạch chỉn chu, hiện đại và tích hợp nhiều tiện ích cao cấp sẽ đáp ứng nhu cầu của giới trí thức, doanh nhân và người trẻ khởi nghiệp, nhanh chóng thu hút cư dân đến sinh sống.

Nắm bắt được thời cơ, nhiều chủ đầu tư đã nhanh chân tích lũy quỹ đất lớn để phục vụ chiến lược dài hạn. Do hưởng lợi từ vị trí hạ tầng, có thể nói khu Đông đang dần trở thành điểm nhấn của thị trường BĐS. Đến thời điểm này, hầu hết những công trình giao thông trọng điểm đều đi qua khu Đông như hầm sông Sài Gòn, đường Võ Văn Kiệt, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2 nối từ trung tâm Thành phố với quận 2 và quận 9, hay đường Phạm Văn Đồng, nối sân bay Tân Sơn Nhất với quận Thủ Đức…

Không chỉ thế, tuyến đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng nối trực tiếp khu Đông với Đồng Nai, rồi dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến số 1) đang được xây dựng, dự kiến đưa vào khai thác vận hành năm 2020, cũng kéo dài xuyên suốt từ khu Đông vào trung tâm TP HCM đã thúc đẩy giá trị căn hộ và giá trị sinh lời của nhiều dự án căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề gia tăng lên rõ rệt.

Đón đầu sự phát triển của khu Đông như Vingroup, Him Lam Land, Khang Điền, Keppel Land, Capital Land… Trong đó, Him Lam Land sau khi phát triển thành công khu dân cư bán biệt lập Him Lam Phú Đông (đại lộ Phạm Văn Đồng) đã tiếp tục triển khai dự án căn hộ Him Lam Phú An (quận 9). Dự án được quy hoạch trên diện tích 1,8ha với 4 block, gồm số 1.092 căn hộ,

Điều khiến Him Lam Phú An trở thành “cơn sốt” trong nhóm khách hàng trẻ đang tìm kiếm một nơi an cư phát nghiệp đúng nghĩa, chính là ngoài việc hạ tầng đồng bộ, Him Lam Phú An còn đáp ứng đẩy đủ theo đề án Khu đô thị thông minh của TP khi tích hợp hệ thống 38 tiện ích cao cấp nổi trội tại khu Đông như nhà trẻ, siêu thị, gym, spa, nhà hàng, quán cà phê, lối dạo bộ, vườn thư giãn, hồ bơi… Vật liệu xây dựng dự án cũng được chủ đầu tư chọn lọc kỹ lưỡng với các thương hiệu Kohler, Toto, Ferroli, cửa chính làm bằng gỗ chống cháy, đi kèm hệ thống khóa từ giúp đảm bảo an toàn tối đa.

Nhật Nam

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cu-hich-lon-cho-thi-truong-bds-tu-de-an-khu-do-thi-thong-minh-a230839.html