+Aa-
    Zalo

    (Kỳ 1) Hồi ký về cuộc săn tìm "dã nhân" suốt 7 thập kỷ trong rừng Thần Nông Giá

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hàng thập kỷ săn tìm “dã nhân” trong rừng Shennongjia, Hồ Bắc không khiến những nhà nghiên cứu tâm huyết nản lòng.

    Hàng thập kỷ săn tìm “dã nhân” trong rừng Shennongjia, Hồ Bắc không khiến những nhà nghiên cứu tâm huyết nản lòng.

    Chiếc xe Jeep lướt qua những ngọn núi xanh tươi của của rừng Shennongjia (Thần Nông Giá) vào lúc mờ sáng, mang theo 5 lãnh đạo tỉnh quay về Songbai - một thị trấn nhỏ ở tỉnh Hồ Bắc. Đó là tháng 5/1976, sau kỳ họp về sản xuất nông nghiệp toàn quốc ở Yunyang.

    Ông Chen Liansheng, tại thời điểm đó đang là phó giám đốc của văn phòng đảng Shennongjia, đã nghe tiếng hét lớn: "Có gì đó phía trước!".

    Vào thời điểm đó, thực phẩm rất khan hiếm ở Shennongjia. Nếu gặp một con cừu hoặc dê hoang, đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để bổ sung chất đạm. Nhưng khi nhóm người nhìn kỹ vật xuất hiện trước đèn xe, đó là một sinh vật có chiều cao tương đương với người trưởng thành, đứng trên 2 chân sau.

    Khu rừng Thần Nông Giá mờ ảo trong sương - Ảnh: GlobalGeopark

    Ông Chen và 3 người ra khỏi xe để tìm hiểu tình hình. Khi nhóm người tiến lại, Chen thấy rõ cơ thể sinh vật lạ được bao phủ bởi lớp lông đỏ. Sợ hãi, con vật với lấy những cành cây thấp và đu mình xuống sườn núi cạnh đường mòn và biến mất.

    Trong 40 năm kể từ đêm đó, thống kê cho thấy đã có khoảng 200 báo cáo đã nhìn thấy một sinh vật được gọi là yeren – có nghĩa là "hoang dã" hoặc "dã nhân" của Shennongjia. Dù thiếu bằng chứng khoa học kết luận, nhiều người vẫn tin rằng sự tồn tại của họ là có thật. Ông Chen, hiện giờ đã 70 tuổi, là một trong số đó.

    Shennongjia, một vùng có diện tích hơn 3.000 km vuông, dường như là một nơi huyền diệu. Những đám mây phủ trên ngọn núi đá vôi và rừng nguyên sinh chiếm 96% diện tích là nhà của một hệ sinh thái đa dạng đáng kinh ngạc. Nhiều loài động vật quý hiếm như khỉ mũi vàng, báo mây, gấu đen châu Á và kỳ nhông khổng lồ của Trung Quốc đều có mặt tại đây.

    Tuy nhiên, đối với những người dân bản địa, vẻ đẹp hoang sơ đó đồng nghĩa với sự khắc nghiệt về điều kiện sống - đặc biệt là trong những năm 1970. Sau khi tốt nghiệp Đại học Vũ Hán, ông Chen được cử đến Shennongjia để đảm nhiệm các vị trí trong chính quyền địa phương.

    Ông nhớ lại nơi này hầu như không có trường học và thực phẩm vô cùng khan hiếm. Người dân tại đây chỉ ăn ngô, sắn bởi gạo phải dành cho người ốm và trẻ nhỏ.

    Sau khi phát hiện về dã nhân, ông Chen đã quyết định liên lạc với chính quyền trung ương và gửi báo cáo đến Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS). Các chuyên gia tại CAS đã liên lạc với chính quyền tỉnh Hồ Bắc để yêu cầu hỗ trợ. Một năm sau, vào năm 1977, họ thành lập một đơn vị điều tra.

    Nhóm hơn 100 người đã trải qua bốn tháng tìm hiểu. Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia từ CAS, Đại học Vũ Hán và quân đội đã tìm thấy một hang đá có dấu hiệu trú ẩn, lông và dấu chân lớn nghi thuộc về sinh vật bí ẩn.

    Tuy nhiên, cuộc điều tra năm ấy đã đi vào ngõ cụt do thiếu bằng chứng cụ thể...

    Còn nữa...

    Thu Phương(Theo Sixthtone)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-1-hoi-ky-ve-cuoc-san-tim-da-nhan-suot-7-thap-ky-trong-rung-than-nong-gia-a241095.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan