+Aa-
    Zalo

    Mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất: Xử lý trách nhiệm ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Luật sư cho rằng, để xảy ra sự có sập điện tại Tân Sơn Nhất, trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu đơn vị, kế đến là những cán bộ phụ trách kỹ thuật.

    (ĐSPL) – Luật sư cho rằng, để xảy ra sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất, trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu đơn vị, kế đến là những cán bộ phụ trách kỹ thuật của kịp trực hôm đó.

    Mới đây, Bộ GTVT cho biết sẽ thành lập tổ điều tra do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh làm tổ trưởng cùng các cơ quan liên quan tiến hành điều tra, xử lý trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan đến sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 20/11.

    Về hình thức xử lý, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng, Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng: “Để có cơ sở xử lý, trước hết tổ điều tra phải xác định được sự cố này xảy ra thuộc trách nhiệm cá nhân, bộ phận nào, do lỗi cố ý hay vô ý.

    Sự cố này có dấu hiệu vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điều 12 Luật Hàng không Dân dụng: Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay và đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay.

    Để xảy ra sự cố này, công ty cung cấp dịch vụ không lưu đã vi phạm nghĩa vụ quy định tại điều 98 Luật Hàng không Dân dụng và Quy chế Không lưu Hàng không Dân dụng do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Theo đó, trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu đơn vị, kế đến là những cán bộ phụ trách kỹ thuật của kíp trực hôm xảy ra sự cố. Tôi nghĩ đây là một sự cố nghiêm trọng, nên cần có hình thức xử lý kỷ luật tương xứng đối với những cán bộ liên quan”.

    Sập điện tại sân bay Tân Sơn Nhất: Xử lý trách nhiệm ra sao?

    Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng.

    Trước đó, như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, sáng ngày 24/11, sau các sự cố hàng không nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã trực tiếp chủ trì cuộc họp về công tác an toàn hàng không.

    Báo cáo tại cuộc họp, ông Đinh Việt Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam khẳng định, sự cố mất điện trên là do lỗi chủ quan.

    Theo ông Thắng, hiện nay, nguồn điện cung cấp cho hệ thống điều hành không lưu tại Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh và tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) gồm 3 cấp: hệ thống điện lưới (bao gồm hai nguồn điện), máy phát điện dự phòng (gồm 3 máy phát) và 3 hệ thống lưu điện (UPS) để nguồn điện cho hệ thống không ngắt đột ngột.

    Ông Thắng cũng giải thích thêm rằng, trong thiết kế đảm bảo 99,9\% nguồn điện sẽ không bao giờ bị ngắt nếu không có sự tác động của con người.

    Xem video:

    Đình chỉ 5 cán bộ điều hành bay vì sự cố mất điện

    Khi sự cố xảy ra, vào lúc 11h ngày 20/11, các nhân viên kỹ thuật của Công ty Quản lý bay miền Nam đã thực hiện công tác ngắt điện lưới để kiểm tra định kỳ hệ thống máy phát điện.

    Sau khi tiến hành ngắt điện, 3 máy phát vẫn hoạt động bình thường. Đến 11h05 thì một hệ thống UPS báo lỗi.

    “Theo quy trình, đáng lẽ trước hết các nhân viên kỹ thuật phải cô lập toàn bộ hệ thống UPS bị lỗi, rồi mới tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, kíp trưởng của ca trực là Lê Trí Tình đã thực hiện sai thao tác dẫn tới toàn bộ hệ thống điện bị sập. Và chính vì không nắm được kỹ thuật nên anh Tình chưa ngắt UPS bị lỗi mà đã nhấn nút ngắt tải nên hai hệ thống UPS còn lại cũng lập tức bị sập” – ông Thắng lý giải.

    Ông Thắng cũng cho biết thêm rằng, về nguyên lý, khi hệ thống UPS bị sập thì cũng không thể mất điện được nếu nhân viên kỹ thuật đóng lại điện lưới. Tuy nhiên, khi xảy ra tình huống này, nhân viên kỹ thuật đã xử lý luống cuống,  thay vì chạy ra đóng lại điện thì lại tiến hành sửa UPS nên mới gây ra sự cố trên.

    Sau khi sự cố xảy ra khoảng 14 phút, các nhân viên mới tiến hành đóng lại điện lưới, nhưng trong quá trình này, kíp trưởng Lê Trí Tình lại tiếp tục can thiệp sai vào UPS khiến UPS nhảy ngược lại và hệ thống lại tiếp tục mất điện. Đến 11h36, tức là sau 31 phút xảy ra sự cố thì nguồn điện phục vụ cho hệ thống mới được khôi phục hoàn toàn. Đến 11h40 cùng ngày, hệ thống điều hành bay mới có thể hoạt động trở lại.                                                                           

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mat-dien-tai-san-bay-tan-son-nhat-xu-ly-trach-nhiem-ra-sao-a70801.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan