+Aa-
    Zalo

    Mật ong tốt cho sức khỏe tuy nhiên khi kết hợp với những thực phẩm này sẽ trở thành “đại kỵ” gây hại cho sức khỏe

    (ĐS&PL) - Mật ong không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn là vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Thế nhưng, nhiều người không biết mật ong kỵ với gì nên kết hợp sai cách, gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe.

    mat ong la thuc toi cho suc khoe tuy nhien khi mat ong ket hop voi nhung thuc pham nay se tro thanh dai ky gay hai cho suc khoe1

    Mật ong khi dùng đúng cách sẽ rất bổ dưỡng nhưng sử dụng “vô tội vạ” có thể gây ra một số hệ lụy như: Đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Bạn nên tránh kết hợp mật ong với các thực phẩm sau:

    Hẹ

    Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong có thể gây ra phản ứng oxy hóa, mất đi tác dụng vốn có.

    Hành

    mat ong la thuc toi cho suc khoe tuy nhien khi mat ong ket hop voi nhung thuc pham nay se tro thanh dai ky gay hai cho suc khoe2

    Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy. 

    Đậu phụ

    Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể. 

    Cá chép

    Mật ong kỵ với gì chắc chắn phải kể đến cá chép. Khi chế biến chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa.

    Cả mật ong và cá chép đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Sử dụng riêng biệt sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp sẽ khiến các hoạt chất bị rối loạn và sụt giảm đáng kể.

    Nếu ăn phải món chế biến từ cá chép và mật ong, bạn hãy dùng ngay nước cam thảo hoặc nước đậu đen để giải độc. Trong trường hợp nguy cấp, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

    Tỏi sống

    mat ong la thuc toi cho suc khoe tuy nhien khi mat ong ket hop voi nhung thuc pham nay se tro thanh dai ky gay hai cho suc khoe3

    Theo Đông y, tỏi sống có tính ôn kết hợp với mật ong có vị bình sẽ làm hao tổn tâm khí, gây đầy hơi, chướng bụng. Khi chế biến thức ăn, bạn nên tránh dùng chung hai loại gia vị này vào cùng một món.

    Bột sắn dây

    Mật ong được dùng thay thế đường trong nhiều thức uống vì có độ ngọt thanh tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm uống mật ong kỵ với gì để tránh các hệ lụy không đáng có. Chẳng hạn, nước sắn dây pha cùng mật ong có thể gây đầy bụng, đau bụng. Một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn ói, chóng mặt, choáng váng, nổi mề đay ngứa. Cơm trắng

    Người quan tâm mật ong kỵ gì có thể sẽ khó hiểu khi thấy thực phẩm này không thể dùng chung với cơm. Mật ong là thực phẩm tính bình nhưng cơm có tính hàn. Theo Đông y thì chúng kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ hại bao tử, đau thắt dạ dày, ảnh hưởng đại tràng.

    Thay vì vừa ăn cơm vừa uống nước mật ong, bạn có thể dùng mật ong sau bữa ăn 30 – 45 phút để tránh gặp phải tình trạng trên.

    Hành tây

    mat ong la thuc toi cho suc khoe tuy nhien khi mat ong ket hop voi nhung thuc pham nay se tro thanh dai ky gay hai cho suc khoe5

    Mật ong kỵ với hành tây, nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.

    Tào phớ

    Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzyme có trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi.

    Cua

    Cua và mật ong vốn là khắc tinh của nhau. Tính hàn của cua sẽ phản ứng rất rõ với mật ong khi khiến người ăn bị tiêu chảy ngay sau khi sử dụng.

    Rau thì là

    mat ong la thuc toi cho suc khoe tuy nhien khi mat ong ket hop voi nhung thuc pham nay se tro thanh dai ky gay hai cho suc khoe6

    Rau thì là là loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe với các công dụng như: bảo vệ đường hô hấp, chữa lành vết thương, giảm đau bụng kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Nhưng sau bữa ăn có rau thì là, bạn không nên uống nước hay dùng món tráng miệng có chứa mật ong ngay. Điều này có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, khiến gan bị tổn thương, mắt sưng đỏ.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mat-ong-la-thuc-toi-cho-suc-khoe-tuy-nhien-khi-mat-ong-ket-hop-voi-nhung-thuc-pham-nay-se-tro-thanh-dai-ky-gay-hai-cho-suc-khoe-a594136.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan