+Aa-
    Zalo

    NASA: Trên Mặt trăng có thể có nhiều nước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Kết quả nghiên cứu mới của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy trên Mặt trăng có thể có nhiều nước, nhân loại nên sớm quay trở lại hành tinh này.

    Kết quả nghiên cứu mới của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy trên Mặt trăng có thể có nhiều nước, nhân loại nên sớm quay trở lại hành tinh này.

    Dưới tác động của gió Mặt trời và thiên thạch, có thể có rất nhiều nước trên Mặt trăng. Ảnh: Space

    Kể từ khi phát hiện ra nước ở cực Nam của Mặt trăng khoảng một thập kỷ trước, các nhà khoa học đã tự hỏi về chu kỳ nước trên khu vực lạnh nhất với cấu trúc đá này. Nghiên cứu mới cung cấp manh mối về việc nước có thể thoát khỏi “ngôi mộ băng giá” của nó và lan khắp bề mặt Mặt trăng.

    Theo tuyên bố của NASA, các nhà khoa học cho rằng một số yếu tố từ môi trường không gian như thiên thạch và gió Mặt trời tác động lên bề mặt Mặt trăng có thể giúp giải phóng các phân tử nước bị mắc kẹt và khiến chúng “bị bật ra ở một nơi khác”. Điều đó có khả năng giúp các phi hành gia trong tương lai dễ dàng tiếp cận hơn, vì các nhà thám hiểm không nhất thiết phải mạo hiểm vào các miệng hố tối vĩnh viễn ở các cực của Mặt trăng nhằm tìm kiếm nơi chứa nước đá.

    Ông William Farrell, nhà vật lý plasma tại Trung tâm Không gian Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland và tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết: "Mọi người nghĩ rằng một số khu vực trong những miệng hố cực này là bẫy nước và đúng là như vậy. Nhưng có những hạt gió Mặt trời và thiên thạch chạm vào bề mặt, và chúng có thể điều khiển các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ bề mặt ấm hơn. Đó là điều không được nhấn mạnh trước đây”.

    Gió mặt trời là dòng hạt mang điện tích chảy từ Mặt trời, thường xuyên chạm vào bề mặt Mặt trăng và làm xuất hiện các phân tử nước, trong khi thiên thạch có thể “ném” các hạt đất nhỏ có chứa nhiều hạt băng xa đến 30 km khỏi vị trí ban đầu, theo nghiên cứu.

    Bà Dana Hurley, một nhà khoa học hành tinh ở Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins tại Laurel, Maryland tiết lộ: "Điều đó cũng cho chúng tôi biết rằng những gì chúng tôi cần làm là tìm hiểu trên bề mặt của một trong những khu vực này và nhận được dữ liệu trực tiếp về những gì mà xảy ra".

    Một trong những bí ẩn lớn hơn mà các nhà khoa học đang hy vọng làm sáng tỏ với các sứ mệnh Mặt trăng trong tương lai là chu kỳ của hành tinh này. 50 năm sau khi các phi hành gia lần đầu tiên hạ cánh trên Mặt trăng, nước được phát hiện trong các mẫu đá do sứ mệnh Apollo mang về, bác bỏ niềm tin trước đây rằng bề mặt của Mặt trăng hoàn toàn cằn cỗi.

    Sự hiện diện của nước bên ngoài vùng cực Nam lạnh và thô của Mặt trăng có nghĩa là các phi hành gia có thể tiếp cận tốt hơn với các phân tử nước trên bề mặt, điều này giúp việc nghiên cứu nước của Mặt trăng và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên dễ dàng hơn rất nhiều.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Space)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nasa-tren-mat-trang-co-the-co-nhieu-nuoc-a285764.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan