+Aa-
    Zalo

    Nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu rơi vào suy thoái

    (ĐS&PL) - Nền kinh tế Đức suy giảm trong quý I/2023 so với 3 tháng trước đó, qua đó chính thức rơi vào suy thoái.

    Theo Reuters, ngày 25/5, Cơ quan thống kê Đức Destatis đã công bố dữ liệu cho thấy so với 3 tháng trước đó, nền kinh tế Đức đã suy giảm trong quý I/2023, qua đó chính thức rơi vào suy thoái.

    Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% trong quý I/2023 khi được điều chỉnh theo giá cả và các hiệu ứng niên lịch. Trước đó, GPD của Đức từng ghi nhận mức giảm 0,5% trong quý IV/2022.

    Suy thoái kinh tế thường được định nghĩa là sự suy giảm sản lượng trong 2 quý liên tiếp. Ước tính cho thấy GDP của Đức trì trệ trong quý đầu tiên và nước này đang đối mặt với suy thoái kinh tế. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP đã giảm 0,5% khi được điều chỉnh theo giá cả và hiệu ứng niên lịch.

    “Dưới áp lực của lạm phát khủng khiếp, người tiêu dùng Đức chi tiêu ít hơn, kéo theo toàn bộ nền kinh tế đi xuống”, ông Andreas Scheuerle - chuyên gia phân tích tại Công ty đầu tư DekaBank chia sẻ.

    Tiêu dùng hộ gia đình ở Đức đã giảm 1,2% so với quý trước sau khi điều chỉnh giá cả theo mùa và theo niên lịch. Trong khi đó, chi tiêu chính phủ cũng giảm đáng kể 4,9% trong quý này.

    nen kinh te lon nhat lien minh chau au roi vao suy thoai
    Tiêu dùng hộ gia đình ở Đức đã giảm 1,2% so với quý trước sau khi điều chỉnh giá cả theo mùa và theo niên lịch. Ảnh minh họa: Reuters

    “Mùa Đông không quá lạnh, hoạt động công nghiệp phục hồi, được hỗ trợ bởi việc Trung Quốc mở cửa trở lại và giảm bớt căng thẳng chuỗi cung ứng vẫn chưa đủ để đưa nền kinh tế thoát khỏi vùng nguy cơ suy thoái", ông Carsten Brzeski - nhà kinh tế thuộc Tập đoàn ING (Hà Lan) nhận định.

    Ngược lại, đầu tư trong 3 tháng đầu năm tăng lên, sau khi suy yếu trong giai đoạn nửa cuối năm 2022. Đầu tư vào máy móc và thiết bị tăng 3,2%, còn đầu tư vào xây dựng tăng 3,9% so với quý trước. Bên cạnh đó, thương mại cũng có những đóng góp tích cực khi xuất khẩu tăng 0,4%, còn nhập khẩu giảm 0,9%.

    “Giá năng lượng tăng mạnh đã gây thiệt hại trong nửa năng vừa qua”, ông Joerg Kraemer - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Commerzbank cho biết. 

    Theo Reuters, suy thoái là điều không thể tránh khỏi và câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) có ghi nhận sự phục hồi trong nửa cuối năm 2023 hay không.

    Liên quan đến vấn đề nói trên, ông Claus Vistesen - nhà kinh tế trưởng Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) tại Pantheon Macroeconomics cho hay: “Xét cho cùng, Đức đã rơi vào suy thoái vào cuối năm ngoái do cú sốc giá năng lượng đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng”.

    Ông Claus Vistesen nói thêm rằng, khó có khả năng GPD của Đức sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới. Dù vậy, ông tiết lộ: “Chúng tôi không nhìn thấy sự phục hồi mạnh mẽ nào".

    Theo báo cáo kinh tế hàng tháng được công bố hôm 24/5, Ngân hàng Bundesbank kỳ vọng nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng vừa phải trong quý II/2023 do sự phục hồi của ngành công nghiệp, hơn là bù đắp cho tiêu dùng hộ gia đình đình trệ và sự sụt giảm trong xây dựng.

    Đinh Kim(Theo Reuters, CNBC)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nen-kinh-te-lon-nhat-lien-minh-chau-au-roi-vao-suy-thoai-a576598.html
    Nền kinh tế Đức có nguy cơ rơi vào suy thoái

    Nền kinh tế Đức có nguy cơ rơi vào suy thoái

    Theo dự đoán của các chuyên gia thị trường tài chính, tình hình kinh tế Đức sẽ càng tồi tệ hơn trong 6 tháng tới, kết quả là nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) có thể rơi vào suy thoái.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nền kinh tế Đức có nguy cơ rơi vào suy thoái

    Nền kinh tế Đức có nguy cơ rơi vào suy thoái

    Theo dự đoán của các chuyên gia thị trường tài chính, tình hình kinh tế Đức sẽ càng tồi tệ hơn trong 6 tháng tới, kết quả là nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) có thể rơi vào suy thoái.