+Aa-
    Zalo

    Người Cao tuổi tham gia phòng, chống tác hại thuốc lá

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cuối tháng 10 vừa qua, hội Y tế công cộng Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo tăng cường công tác giám sát luật Phòng, chống tác

    Cuối tháng 10 vừa qua, hội Y tế công cộng Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo tăng cường công tác giám sát luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) với mô hình lấy người cao tuổi tình nguyện làm trung tâm trong công tác PCTHTL đã nhận được nhiều đánh giá tích cực.

    Hội thảo có sự tham dự của 6 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Sóc Trăng, Long An, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ.

    Thuốc lá là nguyên nhân của hơn 6 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, dự báo đến năm 2030, con số này sẽ lên tới 8 triệu ca. Ở Việt Nam, có hơn 80.000 người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Phòng, chống tác hại của thuốc lá là một trong 17 mục tiêu toàn cầu trong chương trình Phát triển bền vững hướng tới mục tiêu Không một ai bị bỏ lại phía sau. Hiện nay, nước ta có 62/63 tỉnh, thành phố và 20 bộ, ngành thành lập ban chỉ đạo Phòng chống tác hại của thuốc lá, truyền thông và triển khai nhiều chương trình can thiệp hiệu quả nên tỉ lệ hút thuốc lá ở thanh thiếu niên 13 - 15 tuổi giảm từ 3,3% năm 2007 xuống còn 2,5% năm 2014.

    Hãy bỏ thuốc lá ngay ngày hôm này

    Tuy nhiên, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá mới chủ yếu tập trung vào các hoạt động chỉ đạo và tuyên truyền; việc thực thi các biện pháp mạnh như xử phạt vi phạm hút thuốc tại nơi công cộng vẫn chưa triệt để; tiếp thị thuốc đến người tiêu dùng vẫn còn khá phổ biến. Từ đó dẫn đến số người sử dụng thuốc lá vẫn chưa giảm đáng kể, nhận thức của người dân về bảo vệ sức khoẻ còn hạn chế, đặc biệt là việc chế tài sử dụng thuốc lá vẫn chưa rõ ràng.

    Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, biện pháp căn cơ nhất để giám sát luật PCTHTL là tăng cường giám sát của nhân dân. Đây là mô hình rất ấn tượng, đề nghị hội Y tế công cộng Việt Nam và quỹ PCTHTL cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để triển khai mô hình này.

    Theo ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, dân số Đồng Tháp bắt đầu già hóa từ 2011 và chỉ có 18 năm trước khi chuyển sang cơ cấu dân số già. Khi đó, lực lượng người cao tuổi càng nhiều hơn nữa. Nếu sớm áp dụng mô hình này để đón đầu thì hoàn toàn có thể có thêm một lực lượng nòng cốt cho phát triển cộng đồng. Đây chính là lý do để triển khai mô hình dựa vào người cao tuổi tình nguyện càng sớm càng tốt.

    Theo quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, từ khi luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực (ngày 1/5/2013), bước đầu việc phòng chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu quả. Tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm 2,1% (từ 47,4% xuống 45,3%), tỷ lệ nữ giới hút thuốc giảm 0,3% (từ 1,4% xuống 1,1%).

    Tỷ lệ hút thuốc chung ở khu vực thành thị giảm 2,7% (từ 23,3% xuống 20,6%). Trong đó, tỷ lệ này ở nam giới giảm 5% (từ 47,7% xuống 42,7%). Qua 4 năm triển khai các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá , đến nay đã tăng tỷ lệ người hút thuốc được tư vấn về phương pháp bỏ thuốc. Theo báo cáo này, tỷ lệ người hút thuốc lá được nhân viên y tế tư vấn bỏ thuốc tăng 10,8% (từ 29,7% lên 40,5%).

    Tuy nhiên, việc thực thi Luật vẫn còn những điểm bất cập. Ở nhiều địa điểm công cộng, hiện tượng phơi nhiễm với khói thuốc thụ động còn phổ biến, đặc biệt là ở nhà hàng, quán bar và các quán cà phê. Thuốc lá vẫn được bày bán khắp nơi, mọi người đều dễ dàng có thuốc lá hút.

    Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc nơi công cộng của nhiều người còn chưa tốt, người không hút thuốc cũng chưa dám lên tiếng nhắc nhở hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chưa được thường xuyên. Điều này đòi hỏi nỗ lực không ngừng của các bên liên quan đến thực thi chính sách không khói thuốc.

    Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, xu hướng gia tăng của vi phạm quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá. Mặc dù tỷ lệ người hút thuốc giảm nhưng chưa đáng kể cho thấy còn nhiều việc phải làm để tăng cường hiệu quả của luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-cao-tuoi-tham-gia-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-a213553.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan