+Aa-
Zalo

Nguy cơ biến mất những bộ lạc cuối cùng của thế giới

  • DSPL

(ĐS&PL) - Hàng chục bộ lạc trên thế giới ngày càng bị đe dọa và có nguy cơ biến mất khỏi ền văn minh của nhân loại.

Nhiếp ảnh gia người Anh Jimmy Nelson đã chu du khắp thế giới để ghi lại những hình ảnh về cuộc sống của những bộ tộc đang đối mặt nguy cơ bị biến mất. Hàng chục bộ lạc trên thế giới đã tồn tại bên ngoài thế giới hiện đại trong nhiều thế kỷ qua. Sự tồn tại của các bộ lạc này ngày càng bị đe dọa và có nguy cơ biến mất khỏi nền văn minh của nhân loại.

Nhiếp ảnh gia người Anh đã dùng nhiều năm để thực hiện một dự án dài có tên "Before they pass away" (Tạm dịch: Trước khi họ biến mất). Ông đã ghé thăm 31 bộ lạc, nơi "Lối sống của họ là một trong những vẻ đẹp điển hình của sự thuần khiết. Nơi đó không có khái niệm của sự tham lam và đố kị - một nét văn hóa đang dần mất đi trong thế giới hiện đại”. (Lời tác giả)

Chỉ với 2 tuần trong mỗi bộ lạc, Jimmy đã phần nào thích nghi với những truyền thống lâu đời của bộ tộc đó, tham gia các nghi lễ của họ và cảm thấy sự hấp dẫn trong cuộc sống giản đơn đó. Sau khi tập hợp những hình ảnh của mình trong cuốn sách ảnh mang tên dự án, bản thân Jimmy thấy rằng ông và thế giới cần phải giúp các bộ lạc cùng tồn tại trong thời hiện đại bằng cách hỗ trợ họ, tôn trọng môi trường sống của họ, giúp họ giữ lại những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh có thể chỉ một vài năm nữa đã trở thành quá vãng về những tộc người hiếm trên thế giới cùng Jimmy Nelson. Đây có thể là những hình ảnh cuối cùng về sự tồn tại của họ, trước khi hoàng toàn biến mất khỏi nền văn minh nhân loại.

Nguy cơ biến mất những bộ lạc cuối cùng của thế giới

Nguy cơ biến mất những bộ lạc cuối cùng của thế giới
Kazakhstan, Mông Cổ.
 
Nguy cơ biến mất những bộ lạc cuối cùng của thế giới
Himba, Namibia.
Nguy cơ biến mất những bộ lạc cuối cùng của thế giới

Huli, tộc người sống tại Indonesia và Papua New Guinea.

Nguy cơ biến mất những bộ lạc cuối cùng của thế giới
Asaro, Indonesia và Papua New Guinea.
 Goroka, Indonesia và Papua New Guinea.
 Chukchi, Nga.
 
 Maori, New Zealand.
 Tsaatan, Mông Cổ.
 
 Samburu, Kenya.
 Rabari, Ấn Độ.
 Mursi, Ethiopia.
 Vanuatu, quần đảo Vanuatu.
 

 Drokpa, Ấn Độ.

 
 Dassanech, Ethiopia.
 Karo, Ethiopia.
 Banna, Ethiopia.
 Dani, Indonesia và Papua New Guinea.
 Nenets, Nga.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-co-bien-mat-nhung-bo-lac-cuoi-cung-cua-the-gioi-a45393.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Chuyện lạ ở quận 12, TP HCM

Chuyện lạ ở quận 12, TP HCM

Người đứng ra gánh món nợ 2,5 tỷ tiền lương không phải giám đốc công ty hay một tổ chức nào, mà là ông Nguyễn Hữu Nghĩa, người cho công ty này thuê mặt bằng xưởng.