+Aa-
    Zalo

    Nhật Bản: Lạm phát tiêu dùng cốt lõi tháng 5/2023 vượt mức dự báo

    (ĐS&PL) - Lạm phát tiêu dùng cốt lõi đã cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong 14 tháng liên tiếp.

    Theo Reuters, lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã vượt mức dự báo vào tháng 5/2023, đồng thời, chỉ số không bao gồm giá nhiên liệu tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 42 năm qua.

    Các nhà phân tích cho biết, sự gia tăng này là do giá thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày tăng đều đặn, khiến các hộ gia đình phải đối mặt với chi phí sinh hoạt gia tăng gây hạn chế về tiêu dùng.

    Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) trên toàn quốc, không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng gồm các mặt hàng năng lượng, đã tăng 3,2% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn mức 3,4% trong tháng 4/2023 nhưng vượt quá dự báo của thị trường là 3,1%.

    Lạm phát tiêu dùng cốt lõi đã cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong 14 tháng liên tiếp, gây nghi ngờ về quan điểm của BOJ cho rằng lạm phát trong thời gian gần đây chỉ là hiện tượng tạm thời.

    nhat ban lam phat tieu dung cot loi thang 52023 vuot muc du bao
    Lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã vượt mức dự báo vào tháng 5/2023. Ảnh minh họa: Reuters

    Lạm phát tiêu dùng cốt lõi (không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và nhiên liệu) được BOJ theo dõi chặt chẽ như một phong vũ biểu quan trọng đánh giá xu hướng giá cả biến động theo nhu cầu trong nước. Chỉ số này đã tăng từ con số 4,1% trong tháng 4/2023 lên mức 4,3% vào tháng 5/2023, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/1981.

    Trong khi chi phí năng lượng giảm 8,2% trong tháng 5/2023 so với cùng kỳ năm ngoài do tác động của các khoản trợ cấp của chính phủ, lạm phát lương thực tăng lên mức 9,2% so với mức 9,0% hồi tháng 4/2023. Nguyên nhân là vì giá các mặt hàng từ gà rán, bánh mì kẹp thịt đến sôcôla đều tăng lên.

    Theo dữ liệu, mức giá phòng khách sạn cũng tăng 9,2% trong tháng 5/2023, cao hơn mức tăng 8,1% vào tháng 4/2023. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu du lịch mạnh mẽ cho phép các nhà kinh doanh khách sạn tính phí cao hơn.

    Trong khi đó, giá dịch vụ tháng 5/2023 tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 4,7% của giá hàng hóa nhưng giữ ổn định từ tháng 4. Điều này cho thấy mức lương cao hơn có thể bắt đầu tác động tới lạm phát dịch vụ.

    Các nhà phân tích cho hay, dữ liệu vừa được công bố gia tăng khả năng BOJ điều chỉnh dự báo giá trong lần đánh giá hàng quý tiếp theo vào tháng 7, dù việc chấm dứt tỷ lệ lãi suất cực thấp khó xảy ra.

    Trong lần dự báo cuối cùng hồi tháng 4/2023, BOJ dự kiến mức lạm phát tiêu dùng cơ bản ở mức 1,8% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3/2024. Con số này thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 2,6% trong cuộc thăm dò do Reuters thực hiện vào tháng 5/2023.

    Thống đốc BOJ Kazuo Ueda nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì chính sách nới lỏng đến khi lạm phát ổn định ở mức khoảng 2%, đi kèm việc tăng lương. Ông Kazuo Ueda cũng cho hay, lạm phát tiêu dùng cốt lõi sẽ xuống dưới mức 2% vào tháng 9 hoặc tháng 10, mặc dù giá cả tăng liên tục khiến nhận định này bị hoài nghi.

    Đinh Kim(Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhat-ban-lam-phat-tieu-dung-cot-loi-thang-5-2023-vuot-muc-du-bao-a580122.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan