+Aa-
    Zalo

    Những dấu hiệu khi trẻ mắc tay chân miệng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây lan trong giai đoạn chuyển mùa. Bệnh dễ bị hiểu nhầm với các bệnh sốt thông thường khác nên nhiều phụ huynh chủ quan khi trẻ mắc bệnh.

    Sức khỏe và đời sống dẫn lời bác sĩ TS. Đặng Thị Thúy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng thường xảy ra vào mùa hè và đầu thu. Trong năm nay, từ tháng 4 tới tháng 6 là thời điểm bệnh tay chân miệng đang gia tăng số ca mắc. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, phổ biến là do nhóm Coxackievirus và Enterovirus 71.

    Bệnh tay chân miệng hiện đang có xu hướng tăng nhanh tại một số tỉnh thành nước ta. Đến đầu tháng 6/2023 cả nước đã có gần 9.000 ca tay chân miệng, 3 ca tử vong.

    Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

    Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày, giống như các sốt virus khác. nhưng cũng có một tỉ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

    nhung dau hieu khi tre mac tay chan mieng
    Trẻ bị bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa

    Một số biểu hiện của bệnh tay chân miệng như:

    Loét miệng: Các vết loét thường ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, miệng, lưỡi khiến trẻ đau, khó nuốt, ăn uống kém, quấy khóc khi ăn.

    Ban phỏng nước nổi gồ trên da, sờ vào chắc, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

    Trẻ có thể sốt nhẹ và sốt cao, nếu trẻ sốt cao khó hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

    Phụ huynh cần theo dõi sát trẻ khi trẻ có những triệu chứng bất thường, nhất là khi trẻ bị sốt. Đồng thời, cần bổ sung vi chất dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân,  môi trường xung quanh và đồ chơi của trẻ sạch sẽ. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không chủ quan điều trị tại nhà vì rất nguy hiểm và dễ để lại di chứng.

    Một số biểu hiện nghiêm trọng cần đến viện như:

    Trẻ giật mình chới với (ảnh hưởng đến thần kinh trung ương).

    Run tay run chân đi đứng loạng choạng.

    Sốt cao khó hạ, không đáp ứng thuốc hạ sốt.

    Thở rút lõm ngực hoặc hổn hển.

    Trẻ vã mồ hôi lạnh, da xanh tái.

    Thu Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dau-hieu-khi-tre-mac-tay-chan-mieng-a578604.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bé gái 2 tuổi phải lọc máu cấp cứu sau 2 ngày sốt nhẹ vì tay chân miệng

    Bé gái 2 tuổi phải lọc máu cấp cứu sau 2 ngày sốt nhẹ vì tay chân miệng

    Bé gái 2 tuổi ở Bạc Liêu mắc chân tay miệng nguy kịch, phải lọc máu cấp cứu chỉ sau 2 ngày bị sốt nhẹ, ăn uống kém và giật mình khi ngủ. Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu đã gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.