+Aa-
    Zalo

    Phân biệt sự khác nhau giữa học bác sĩ chuyên khoa 1 và học bác sĩ chuyên khoa 2

    (ĐS&PL) - Trong bác sĩ chuyên khoa được chia thành hai trình độ khác nhau là bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Vậy học bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau thế nào?

    Bác sĩ chuyên khoa là gì?

    Bác sĩ chuyên khoa là bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao trong một lĩnh vực Y khoa cụ thể. Ví dụ như: bác sĩ chuyên khoa thần kinh, xương khớp, răng hàm mặt, khoa nhi, sản.

    phan biet su khac nhau giua hoc bac si chuyen khoa 1 va hoc bac si chuyen khoa 22

    Ngoài trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải nắm vững kiến thức chuyên sâu về bệnh lý chuyên biệt mà mình được đào tạo, cập nhật những thông tin mới nhất để sẵn sàng ứng phó với tình huống lâm sàn, khám hữa bệnh khác nhau.

    Tùy vào cấp bậc, khái niệm, trình độ, nhiệm vụ của bác sĩ chuyên khoa cũng khác nhau. Trong hệ thống các bệnh viện, cơ sở y tế bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò rất quan trọng.

    Sự khác nhau giữa giữa học bác sĩ chuyên khoa 1 và học bác sĩ chuyên khoa 2

    Về khái niệm

    Bác sĩ chuyên khoa 1 là người có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể trong Y khoa.  Thông thường sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần học thêm 18 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề. Sau khi có chứng chỉ, các bác sĩ có thể chọn học lên cao để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1. Thời gian học 2 năm.

    Bác sĩ chuyên khoa 2 là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể trong y khoa. Bác sĩ chuyên khoa 2 có vị trí cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1. Bác sĩ chuyên khoa 2 áp dụng đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa 1 hoặc trình độ thạc sĩ.

    Về trình độ

    Bằng chuyên khoa 1 tương đương với bằng thạc sỹ.

    Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2 tương đương với bằng tiến sỹ.

    Về nhiệm vụ

    Bác sĩ chuyên khoa 1(BSCKI): Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu. Thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư nhân.

    Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII): Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu. Thường làm việc tại các cơ sở y tế (phòng khám, bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân) và cơ sở thực hành lâm sàn.

    BSCKI hay BSCKII giỏi hơn?

    Đối với ngành y tế, cả bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 đều đóng vai trò quan trọng, vì họ là nguồn lực tham gia vào quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân cũng như cho cộng đồng.

    Vì BSCKII là học lên từ BSCKI nên xét về mặt trình độ, BSCKII có kiến thức cao và rộng hơn, giữ vị trí quan trọng hơn trong ngành so với BSCKI. Tuy nhiên, chất lượng thăm khám sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tự trau dồi kiến thức thực tế, kinh nghiệm hành nghề và tình trạng của từng bệnh nhân, nên không thể khẳng định BSCKI hay BSCKII khám giỏi hơn.

    Có bác sĩ chuyên khoa 3 không?

    Trong thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chỉ huấn luyện và đào tạo BSCKI, BSCKII và bác sĩ nội trú, vẫn chưa có nơi nào đào tạo “Bác sĩ chuyên khoa 3” (BSCKIII) và cũng chưa có người nào nắm giữ học vị này.

    Câu hỏi thường gặp

    Nên học bác sĩ chuyên khoa gì?

    Bởi vì bác sĩ chuyên khoa là ngành học được đào tạo chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Tùy theo mong muốn và khả năng của mình, bạn có thể chọn theo chuyên khoa mà bạn cảm thấy phù hợp với mình nhất.

    Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa?

    phan biet su khac nhau giua hoc bac si chuyen khoa 1 va hoc bac si chuyen khoa 21

    Bác sĩ nội trú là bác sĩ vẫn còn đang trong quá trình đào tạo, còn bác sĩ chuyên khoa là người đã đủ kinh nghiệm, có bằng cấp đầy đủ, đủ điều kiện có thể hành nghề. Đồng thời chương trình đào tạo của các bác sĩ chuyên khoa phức tạp hơn. Vì vậy giữa bác sĩ nội trú và chuyên khoa 1 thì tất nhiên BSCKI sẽ có cấp bậc cao hơn.

    Bác sĩ chuyên khoa học mấy năm?

    Cần ít nhất 9 năm để có thể đào tạo ra một bác sĩ chuyên khoa. Điều này còn chưa kể đến kỹ thuật y học ngày càng phát triển, các bác sĩ luôn phải học tập và cập nhật liên tục kiến thức để có thể nâng cao kỹ năng và giúp đỡ được nhiều bệnh nhân hơn.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-biet-su-khac-nhau-giua-hoc-bac-si-chuyen-khoa-1-va-hoc-bac-si-chuyen-khoa-2-a604501.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan