+Aa-
    Zalo

    Xác minh việc giả mạo văn bản của Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk

    ĐS&PL Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Công an tỉnh điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc các văn bản giả mạo trên đồng thời, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật.

    Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Công an tỉnh điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc các văn bản giả mạo trên đồng thời, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.

    Ngày 19/1, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư về việc điều tra, xác minh việc giả mạo văn bản của lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

    Theo phản ánh của các cơ quan, tổ chức thì trong thời gian qua, ngành chức năng phát hiện một số trường hợp giả mạo văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk.

    Gần đây nhất, Văn phòng UBND tỉnh phát hiện có bản chụp văn bản ghi số 28/2018/QĐ-UBND ngày 13/12/2018, với nội dung thông báo xác nhận số dư nguồn vốn 1.500 tỉ đồng để đầu tư cho dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng quốc tế Ea Tam trên địa bàn tỉnh.

    Qua kiểm tra cho thấy đây là trường hợp giả mạo văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành bởi thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh không ban hành văn bản có nội dung và thể thức như bản chụp văn bản này.

    UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo điều tra việc giả mạo văn bản của Chủ tịch tỉnh. Ảnh: Lao động

    Văn phòng UBND tỉnh còn phát hiện có bản chụp văn bản ghi số 25/2018/TB-NHNN ngày 10/12/2018 có dấu hiệu giả mạo văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng về vấn đề nguồn vốn nêu trên.

    UBND tỉnh cho biết, để tránh việc lợi dụng các văn bản giả mạo trên làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động chỉ đạo điều hành của tỉnh, lừa đảo gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Công an tỉnh điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc các văn bản giả mạo trên đồng thời, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.

    Được biết, năm 2018, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, bắt giữ và bàn giao một nữ đối tượng chuyên làm giả hồ sơ, con dấu của các cơ quan nhà nước cho phòng Cảnh sát hình sự để tiếp tục điều tra mở rộng.

    Đó là đối tượng Vũ Thị Bích Liên (37 tuổi), ở 52 Đặng Trần Côn, trú tại Thành phố Buôn ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Liên là nhân viên của một cửa hàng chuyên mua bán xe máy cũ.

    Chiều 17/102018, khi Liên đang dẫn một khách hàng đến phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk để làm thủ tục sang tên, bán 1 chiếc xe mô tô thì bị cán bộ của phòng CSGT phát hiện các thủ tục giấy tờ đều đóng các loại dấu giả. Ngay sau đó, phòng Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và bàn giao Vũ Thị Bích Liên cho phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh để điều tra.

    Tại cơ quan công an, Vũ Thị Bích Liên khai nhận, thông qua mạng xã hội, biết một người chuyên làm giả con dấu. Để tránh mất thời gian và chi phí khi làm thủ tục, Liên đã đặt làm các con dấu, mỗi con dấu tròn 200 nghìn đồng, 1 con dấu nhỏ 60 nghìn đồng… Tổng cộng Liên đã làm giả 21 con dấu tròn của các cơ quan, phòng công chứng và dấu tên các cá nhân, công chứng viên.

    Thông qua đó, Liên đã làm giả nhiều bộ hồ sơ mua bán xe máy. Mỗi bộ hồ sơ mua bán trót lọt, Liên kiếm lời 200 nghìn đồng.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xac-minh-viec-gia-mao-van-ban-cua-chu-tich-tinh-dak-lak-a259975.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thương binh ra tòa vì làm giả con dấu

    Thương binh ra tòa vì làm giả con dấu

    Chiều ngày hôm qua 25/8, TAND tỉnh An Giang đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Trúc Giang vì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.