+Aa-
    Zalo

    Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn: "Năm 2024 xuất hiện thiên tai phức tạp, dị thường"

    (ĐS&PL) - Ngày 21/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn năm 2023.

    Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Hoàng Đức Cường cho biết, trong năm 2023, thời tiết và khí hậu nước ta chịu tác động mạnh mẽ của hiện rượng El Nino và biến đổi khí hậu.

    Năm 2023 ghi nhận là năm có mức nhiệt độ cao nhất toàn cầu và là năm thứ hai trong chuỗi số liệu quan trắc ở Việt Nam. Nhiệt độ cao nhất Việt Nam từ trước đến nay đã xuất hiện với trị số 44,2 độ ở Bắc Trung Bộ.

    Mặc dù các cơn bão và áp thấp nhiệt đới hầu như không đổ bộ trực tiếp nên không gây gió mạnh trong đất liền nhưng các đợt mưa, lũ lớn diện rộng gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất ở Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc và dông lốc, gió mạnh trên biển đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

    nam 2024 xuat hien thien tai phuc tap di thuong
    Từ đầu năm 2024, thiên tai phức tạp, dị thường đã xuất hiện như đợt rét đậm...

    “Từ đầu năm 2024, thiên tai phức tạp, dị thường đã xuất hiện như đợt rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài từ tháng 2 đến sang cả tháng 3/2024 với nền nhiệt thấp ở đồng bằng Bắc Bộ dưới 150C độ và vùng núi dưới 130C, nắng nóng xuất hiện dài ngày ở khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn tăng cao hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng lớn đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho hay.

    Theo ông Cường, Trong thời gian qua, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn và các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm phục vụ tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

    - Nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, tin cậy diễn biến thiên tai nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên diễn ra gây thiệt hại lớn như bão, lũ, ngập lụt hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất, tiến tới dự báo tác động của thiên tai.

    - Áp dụng đa dạng các hình thức thông tin, truyền tin phù hợp với từng đối tượng, điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo cung cấp nhanh chóng, kịp thời thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai đến người dân khu vực bị ảnh hưởng.

    - Chủ động giám sát, đánh giá và giải quyết hậu quả sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu khi có tình huống xảy ra; xử lý ô nhiễm môi trường sau thiên tai.

    - Thực hiện các chương trình lớn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt như: chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.

    z52713341194797717df6d3c6ea99fc98350d132544884
    Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Hoàng Đức Cường

    “Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí tượng thuỷ văn ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và đòi hỏi sự chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, môi trường, các hoạt động kinh tế xã hội”, ông Cường nói.

    Mộc Trà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pho-tong-cuc-truong-tong-cuc-khi-tuong-thuy-van-nam-2024-xuat-hien-thien-tai-phuc-tap-di-thuong-a615381.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan