+Aa-
    Zalo

    Quyết định rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế của Nga sẽ có tác động thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) từng được xem là minh chứng cho thấy Nga và Mỹ có thể làm việc cùng nhau bất chấp sự đối đầu trong quá khứ.

    Theo thông báo của người đứng cầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos Yuri Borisov trong cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin ngày 26/7, Nga sự kiến sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau năm 2024. Ông Borisov cho biết Nga sẽ tập trung những nỗ lực trong tương lai để xây dựng một trạm vũ trụ của riêng nước này. 

    Các thỏa thuận hiện tại về ISS cho phép trạm vũ trụ này hoạt động đến năm 2024 và nó sẽ cần các mô-đun của Nga để duy trì trong quỹ đạo. Mỹ và các đối tác của họ đang cố gắng kéo dài 'tuổi thọ' của ISS đến năm 2030. Tuy nhiên, thông báo của Nga, vốn không phá vỡ bất kỳ thoả thuận nào và cũng không gây ra mối đe doạ nào với hoạt động thường ngày của trạm vũ trụ, đã đánh dấu đỉnh điểm căng thẳng sau nhiều tháng qua. 

    tram vu tru iss
    Mô-đun Zvezda của Nga. Ảnh: NASA 

    Trong 23 năm tồn tại, ISS vốn là một minh chứng quan trọng cho thấy Nga và Mỹ có thể làm việc cùng nhau bất chấp sự đối đầu trong quá khứ. Sự phối hợp này đặc biệt quan trọng khi quan hệ giữa các nước đang dần xấu đi trong những năm gần đây. 

    Hiện chưa rõ Nga có thật sự sẽ làm theo kế hoạch họ đã đặt ra hay không, nhưng động thái của họ đã tăng thêm căng thẳng vào hoạt động hợp tác quốc tế thành công nhất ngoài không gian. 

    Quyết định của Nga có ý nghĩa thế nào?

    Nga vận hành 6 trong số 17 mô-đun của trạm vũ trụ, bao gồm cả Zvezda, nơi chứa hệ thống động cơ chính. Đây ;à động cơ thiết yếu để trạm vũ trụ duy trì trong quỹ đạo và di chuyển tránh khỏi các mảnh vỡ không gian nguy hiểm. Theo thoả thuận của ISS, Nga có quyền kiểm soát hoàn toàn và duy trì bản quyền hợp pháp đối với mô-đun của họ.

    Hiện chưa rõ việc Nga rút khỏi ISS sẽ diễn ra thế nào. Thông báo của Nga chỉ nói rằng họ sẽ rút khỏi ISS sau năm 2024. Ngoài ra, Nga cũng không nói rằng liệu họ có cho phép các đối tác ở ISS tiếp quản mô-đun Nga và tiếp tục hoạt động trạm vũ trụ hay sẽ yêu cầu ngắt kết nối mô-đun hoàn toàn. 

    Với việc mô-đun của Nga là phần cần thiết trong việc duy trì hoạt động của ISS, không rõ liệu trạm vũ trụ có thể tiếp tục được vận hành mà không có chúng hay không. Bên cạnh đó, một câu hỏi khác được đặt ra là khả năng tách rời các mô-đun Nga ra khỏi ISS khi toàn bộ trạm vũ được thiết kế  liên kết chặt chẽ với nhau. 
     
    Phụ thuộc vào cách Nga rời khỏi trạm vũ trụ, các đối tác của họ sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn về việc sẽ tháo dỡ toàn bộ trạm ISS hay tìm cách để giữ cho nó tiếp tục hoạt động ngoài không gian.

    Căng thẳng chính trị vượt ngoài không gian

    Thông báo rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế của Nga là động thái mới nhất trong loạt sự kiện liên quan đến ISS xảy ra từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cuối tháng 2 vừa qua. Quyết định của Nga sẽ không ảnh hưởng tới chức năng và công việc hàng ngày của ISS. Giống nhưng một vài sự kiện đã xảy ra trong nhiều tháng qua, hành động này được coi là mang tính chính trị nhiều hơn. 

    Sự kiện đầu tiên diễn ra vào tháng 3, khi 3 phi hành gia Nga xuất hiện trên tàu vũ trụ với bộ trang phục có 2 màu vàng và xanh lá cây, giống như màu sắc trên quốc kỳ Ukraine. Dù có sự tương đồng nhưng các quan chức Nga chưa bao giờ nói về sự trùng hợp này. Sau đó, vào ngày 7/7, NASA công khai chỉ trích Nga vì một bức ảnh, trong đó 3 phi hành gia Nga chụp ảnh cùng những lá cờ có liên quan tới khu vực miền Đông Ukraine, nơi đang diễn ra các cuộc xung đột nghiêm trọng và Nga đã đạt được một vài bước tiến quan trọng trong chiến dịch quân sự. 

    phi hanh gia
    Các phi hành gia bên trong Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: ESA

    Dù vậy, các hoạt động của trạm vũ trụ không bị ảnh hưởng. Các phi hành gia trên ISS vẫn tiếp tục thực hiện các nghiên cứu mỗi ngày, cũng như tiếp tục phối hợp khám phá không gian. Nhưng một tác động đáng kể của sự gia tăng căng thẳng là việc Nga không còn tham gia vào các hoạt động chung với các nước châu Âu trên ISS.

    Với rất ít thông tin có sẵn về việc Nga rút khỏi ISS nên trong ngắn hạn, có vẻ như những tác động lớn nhất sẽ nằm ở các nghiên cứu khoa học trên trạm vũ trụ.

    Hiện vẫn chưa rõ tại sao Nga lại đưa ra thông báo rút khỏi ISS vào thời điểm này. 

    Căng thẳng trên ISS tăng cao kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Vào thời điểm đó, ông Dmitry Rogozin, còn là người đứng đầu Roscosmos, đã nói bóng gió rằng Nga có khả năng rời ISS. Tuy nhiên, sau khi ông Rogozin bị sa thải, NASA và Roscosmos đã thông báo về sự thay đổi trên ISS. 

    Thông báo của Nga cũng được đưa ra khi Mỹ đang xem xét tương lai của ISS. NASA hiện đang trong giai đoạn đầu tiên phát triển một trạm vũ trụ thương mại thay thế cho phòng thí nghiệm quỹ đạo. Mặc dù việc tăng tốc phát triển trạm vũ trụ mới này sẽ rất khó khăn nhưng nó báo hiệu rằng ISS đang gần kết thúc thời giainhoạt động hiệu quả và đầy cảm hứng, bất kể quyết định của Nga là gì.

    Minh Hạnh (Theo The Conversation)

     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quyet-dinh-rut-khoi-tram-vu-tru-quoc-te-cua-nga-se-co-tac-dong-the-nao-a546013.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan