Vụ Khải Silk: Có dấu hiệu cấu thành tội lừa dối khách hàng


Thứ 5, 26/10/2017 | 08:52


Cùng sự kiện

Các luật sư nhận định, vụ việc của doanh nhân Hoàng Khải có dấu hiệu cấu thành tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại Điều 162 Bộ luật hình sự.

Các luật sư nhận định, vụ việc của doanh nhân Hoàng Khải có dấu hiệu cấu thành tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại Điều 162 Bộ luật hình sự.

Thời gian vừa qua, dư luận rất quan tâm tới thông tin doanh nhân Hoàng Khải (Khải Silk ) thừa nhận việc nhập khăn từ Trung Quốc và bán lẫn với khăn Việt Nam. Được biết Khải Silk là một thương hiệu uy tín và rất được lòng người tiêu dùng với mặt hàng lụa tơ tằm. Tuy nhiên thông tin đơn vị này bán lẫn lộn hàng Việt Nam với hàng Trung Quốc đang khiến dư luận không khỏi hoang mang.

Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các luật sư để nhìn nhận vấn đề trên phương diện pháp lý.

 - Vụ Khải Silk: Có dấu hiệu cấu thành tội lừa dối khách hàng


Khải Silk bán hàng nhập nhèm giữ xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc.

Theo luật sư Sơn Hải – VP Luật Danh Chính cho hay, việc doanh nhân Khải Silk lên tiếng xin lỗi, thừa nhận bán lụa xuất xứ Trung Quốc cho thấy dấu hiệu của việc lừa dối khách hàng. Ngoài ra trong vụ việc trên có những tình tiết về việc lừa dôi theo dạng tổ chức, nhiều người. Ngoài ra cần xem xét định lượng của sản phẩm để đánh giá tình tiết tăng nặng vụ việc.

“Trong vụ việc Khaisilk có dấu hiệu của một tổ chức, tuy nhiên để có thể thực hiện trót lọt số lượng sản phẩm như vâỵ trong một thời gian dài thì cần cơ quan chức năng vào cuộc để xem xét lại quá trình các khâu cho đến khi ra mắt khách hàng.”

Còn theo luật sư Nguyễn Trọng Quyết – VP luật An Phước: hành vi của Khải có dấu hiệu cấu thành tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại Điều 162 Bộ luật hình sự. Theo luật sư Quyết thì vụ việc Khaisilk sẽ để lại cái hậu quả không những chất lượng, mà còn uy tín.

“Vụ việc này mang trong nó một loạt hành vi vi phạm và để lại những hậu quả khôn lường ko chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả uy tín của hàng Việt trên thị trường” – luật sư Quyết nói.

Trước đó ông Khải cho biết, việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng trong nước.

Khi đó, chính ông Khải đã sang Trung Quốc nhập hàng về vì nghĩ đơn giản rằng "các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa".

Ông Khải cũng cho biết, tập đoàn của ông đã phát triển thành tập đoàn đa ngành khiến ông lúng túng trong khâu quản lý và đặc biệt là mảng lụa tơ tằm chỉ còn đóng góp rất nhỏ trong tỷ trọng doanh thu nên ông lơ là, thiếu kiểm tra giảm sát. Thế nhưng, Hoàng Khải vẫn khẳng định, dù là hàng nhập từ Trung Quốc, lụa bán tại đây không phải là sản phẩm kém chất lượng, bởi hàng bán ở Khaisilk luôn được duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng, đạt yêu cầu mới nhập.

Hành vi này của Khải gây nên một làn song dư luận, tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm hình ảnh hàng hoá mà Tập đoàn của Khải lừa dối, ý kiến khách hàng và đặc biệt là lời thú nhận của Khải.

Ở một diễn biến khác, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Trần Hữu Linh vừa ký văn bản hoả tốc đề nghị Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) kiểm tra vụ việc liên quan tới xuất xứ hàng hoá của Tập đoàn Khaisilk. Văn phòng Bộ xin truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về "Đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý", văn bản của Bộ Công Thương cho biết.

Hoài Phương

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-khai-silk-co-dau-hieu-cau-thanh-toi-lua-doi-khach-hang-a206741.html