+Aa-
    Zalo

    Sự thật trò "ngủ ôm trong sáng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đề nghị của đại biểu Quốc hội về việc cấm các dịch vụ "ngủ ôm trong sáng" vì đó là nguyên nhân gây bi kịch cho nhiều gia đình.

    Đề nghị của đại biểu Quốc hội về việc cấm các dịch vụ "ngủ ôm trong sáng" vì đó là nguyên nhân gây bi kịch cho nhiều gia đình đã nhận được sự quan tâm và đồng tình hướng ứng của nhiều chuyên gia, dư luận xã hội.

    "Ngủ chay" là... bị giận

    Hiện nay, các công ty, website kinh doanh dịch vụ cho thuê người yêu, thuê vợ, chồng giả, thuê trợ lý, thư ký… tràn lan. Chỉ cần gõ google cụm từ “cho thuê người yêu” đã cho tới 962.000 kết quả trong đó phần lớn là các trang web, facebook đăng tải các thông tin quảng cáo về dịch vụ mà họ đang làm.

    Sự thật trò

    Ảnh minh họa.

    Dịch vụ ngủ ôm công khai xuất hiện trên diễn đàn Facebook với nhiều tên gọi: nhóm ngủ ôm trong sáng, dịch vụ ngủ ôm, ngủ ôm và không làm gì, cho thuê chân dài... Trong vai khách hàng, chúng tôi đề cập đến chuyện đi đến Z, hầu hết các địa chỉ cung cấp dịch vụ đều bật đèn xanh rằng: đó là vấn đề phát sinh giữa hai người, công ty, trung tâm không quản lý. Thậm chí, những địa chỉ này còn "mở đường" rằng, nếu "ưng nhau" thì sau hợp đồng đầu tiên hai người có thể gặp nhau thoải mái...

    Nguyễn Quang Anh, Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội từng sử dụng dịch vụ cho thuê người yêu thổ lộ: "Hợp đồng là thuê người yêu trong sáng, cả hai đều phải ký vào nhưng tối mà "ngủ chay" là em giận liền. Nhưng giá cho một lần "ngủ không chay" cùng một em xinh thường dao động từ 1,5- 2 triệu đồng.

    Trong vai một người đi thuê người yêu, chúng tôi thể hiện sự băn khoăn nếu cảm xúc dâng trào khi ôm người đẹp ngủ mà lại bị tờ hợp đồng ngăn cản thì chán, lập tức được người môi giới bật đèn xanh: "Đó là chuyện hai người, vấn đề là "sức khỏe" đến đâu". Nói "sức khỏe nhưng nhân viên môi giới lại đưa tay ra hiệu đếm tiền". Thực tế cũng đã cho thấy sự biến tướng của loại hình dịch vụ này thông qua nhiều bài điều tra đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Biến tướng

    Nói về dịch vụ này, bà Nguyễn Thị Quyên, chuyên gia tư vấn tâm lý, Trung tâm tư vấn tâm lý Phương Thanh cho biết: “Tôi ủng hộ quan điểm cấm loại hình dịch vụ  này vì nó đã bị biến tướng thành tệ nạn, ảnh hưởng đến tổ ấm của nhiều gia đình. Tôi làm tư vấn đã gặp không ít trường hợp dở khóc vì trong nhà có người sử dụng dịch vụ cho thuê người này. Trước mắt, thì thuê được một cô bạn gái, một bạn trai ưa nhìn, khéo ăn sẽ nở mày, nở mặt với gia đình, bạn bè nhưng đó chỉ là sự thỏa mãn tạm thời. Về lâu về dài, dịch vụ này hại nhiều hơn lợi”.

    Sự thật trò

    Ảnh minh họa. 

    Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Quyên thì cáo hại thứ nhất là chẳng may người thân biết được sự lừa dối này sẽ thấy thất vọng trong khi chi phí chi cho nó là không nhỏ. Thứ hai là loại hình dịch vụ này đã bị biến tướng, thay vì thuê người với mục đích trong sáng thì nhiều người lợi dụng để thực hiện mục đích thiếu lành mạnh của mình, thực hành luôn "từ A đến Z". Hơn nữa, người đi thuê hay người cho thuê cũng đều có khả năng sập bẫy của những kẻ lừa đảo, trộm cắp tài sản.

    Đấy là chưa kể những vụ mua bán dâm núp bóng trong hình thức cho thuê người yêu. Những công ty, trung tâm môi giới cho thuê người chỉ kiểm soát “nhân viên” và khách hàng của mình ở “trên giấy” còn khi khách và “nhân viên” có “thỏa thuận riêng” thì không ai có thể biết được.

    Cũng theo bà Nguyễn Thị Quyên thì lập luận của những công ty đang kinh doanh dịch vụ này thường là xã hội hiện đại con người quá bận rộn với công việc và các mối quan hệ khác, không có thời gian cho việc yêu đương, hẹn hò nên dịch vụ cho thuê người yêu là xuất phát từ nhu cầu tình cảm chính đáng. Nhưng đó chỉ là cách họ đưa thông tin đến cho khách và qua mặt cơ quan chức năng.

    Dịch vụ “thuê người” nếu nó chỉ dừng lại ở mức kinh doanh, trao đổi thuần túy thì đã không có chuyện gì để nói. Điều đáng nói là nó đang dần bị biến tướng, khiến người ta dần có cái nhìn không mấy thiện cảm.

    Nguyên chuyên viên Sở GD&ĐT TP.HCM, chuyên gia tư vấn tâm lý, tình yêu, hôn nhân và gia đình 1080 Nguyễn Thị Kim Thanh cũng cho rằng, dịch vụ này tương đối phổ biến và hoàn toàn tự phát. Trước mắt, có thể thông cảm vấn đề thuê mướn người yêu bởi nó giải quyết được nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn của mỗi người, tuy nhiên, lâu dài thì nó gây ra nhiều hệ lụy cho cả người thuê lẫn được thuê; nhiều biến chứng trá hình khác dẫn đến mất thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức Việt Nam nên không thể cho phát triển loại hình dịch vụ này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-that-tro-ngu-om-trong-sang-a69028.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan