+Aa-
    Zalo

    Thân phận "gái ế" ở Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Nhiều năm qua, Trung Quốc đã đặt biệt danh “gái ế” cho những người phụ nữ qua tuổi 27, nhưng vẫn còn độc thân.

    (ĐSPL) – Nhiều năm qua, Trung Quốc đã đặt biệt danh “gái ế” cho những người phụ nữ đã qua tuổi 27, nhưng vẫn còn độc thân.
    Guo Yuan, 28 tuổi, là quản lý bộ phận bán hàng ở Thượng Hải. Cô đã để dành được hàng chục nghìn nhân dân tệ tiền tiết kiệm để giúp người anh họ 34 tuổi của mình mua nhà.
    “Bố mẹ tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi giúp anh ấy mua nhà, anh có thể lấy vợ”, Guo chia sẻ.
    Một người đàn ông trong độ tuổi 40 sống tại Bắc Kinh đã sắm trước một căn hộ cho cậu con trai 11 tuổi của mình. “Tôi không muốn cháu trở thành một người nghèo khổ và không thể có bạn gái”, ông bố lý giải.
    Ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, vị hôn phu của một người phụ nữ 31 tuổi đột ngột hủy bỏ đám cưới sắp được tổ chức sau khi cô mua một căn hộ nhỏ mà chỉ đứng riêng tên mình.
    Đó chỉ là một số câu chuyện trong “Gái ế”, một cuốn sách viết về bình đẳng giới ở Trung Quốc của tác giả, nhà báo Hong Fincher.
    Trung Quốc: Phụ nữ quá 27 tuổi chưa lấy chồng là gái ế?

    "Chính sách một con của Trung Quốc khiến tình trạng "gái ế" trở nên tồi tệ hơn", Hong nói

    Cụm từ “gái ế”- ám chỉ những người phụ nữ có học vấn cao, trên 27 tuổi nhưng vẫn độc thân- xuất hiện nhiều trong những bài bào, phim hoạt hình ở Trung Quốc vài năm qua nhằm kêu gọi những người phụ nữ bớt tham vọng, hạ thấp tiêu chuẩn của họ, nhanh chóng tìm một người chồng. Phụ nữ Trung Quốc được mô tả là người tham vọng và thực tế.
    Hong Fincher lập luận rằng xu hướng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế, khi chuyện kết hôn và việc mua nhà có liên quan mật thiết với nhau ở Trung Quốc. Theo ước tính năm 2012, phần lớn phụ nữ bị đóng băng khối tài sản bất động sản mà họ tích lũy được lên tới hơn 27 nghìn tỷ USD khi để chồng đứng tên trong giấy tờ nhà. (Nghiên cứu năm 2012 về những người mua nhà ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến cho thấy 80\% ngôi nhà do người chồng đứng tên).
    Luật Hôn nhân Trung Quốc sửa đổi năm 2011 nêu rõ, trong trường hợp ly hôn, mỗi bên có thể nhận được số tài sản được đăng ký dưới tên của họ.
    Trung Quốc: Phụ nữ quá 27 tuổi chưa lấy chồng là gái ế?

    Long Si Yu nói rằng đàn ông Trung Quốc rất lười trong việc tìm kiếm bạn gái

    Hong Fincher nhận thấy, phụ nữ học vấn cao bỏ việc trước khi lấy chồng để không phải lo rằng họ quá nhiều tuổi để tìm người bạn đời cho mình.
    Hong đã vẽ lên một bức tranh về quyền của phụ nữ trong đất nước Trung Quốc thời hậu xã hội chủ nghĩa. Cô cũng đào sâu về văn hóa gia trưởng ở Trung Quốc, sự gia tăng về tài sản bất động sản và tác động của mục đích duy trì ổn định xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hong cũng nhấn mạnh việc thiếu những điều luật rõ ràng về bạo lực gia đình.
    “Gái ế” không thực sự tồn tại. Đây chỉ là nhóm người thực hiện cái gọi là nâng cao chất lượng dân số, duy trì ổn định và xúc tiến hôn nhân ”, Hong Fincher nói.
    Nữ nhà báo lý giải rằng, áp lực phụ nữ phải kết hôn để đảm bảo một xã hội hài hòa xuất phát từ một thông báo năm 2007 mà ủy ban nhà nước Trung Quốc đưa ra, trong đó nêu rõ nước này đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về chất lượng dân số thấp, gây cản trở khả năng cạnh tranh trên sân khấu thế giới. Kết quả là, chính phủ đã đưa vấn đề “nâng cao chất lượng dân số” làm nhiệm vụ ưu tiên và nói rằng việc mất cân bằng tỷ lệ giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc là một mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội: Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc ước tính, số lượng nam giới dưới 30 tuổi nhiều hơn số lượng nữ giới dưới 30 tuổi khoảng 20 triệu người.
    Theo quan điểm của Hong, chiến dịch “gái ế” một phần đã chống lại những lợi ích giáo dục của phụ nữ những năm gần đây, khi sự thành công trong sự nghiệp và học vấn của họ dần mai một nếu họ kết hôn và mua nhà.
    Ở Trung Quốc, các bậc phụ huynh thường giúp con cái hay thậm chí cháu trai của họ mua nhà, do vậy, tài sản bất động sản phần lớn thuộc về người đàn ông còn phụ nữ không được sở hữu những tài sản giá trị nhất trong gia đình.
    “Bố mẹ chồng thường là người đóng góp nhiều tài sản hơn trong nhà. Do vậy, người chồng có quyền đứng tên trong giấy tờ nhà”, Hong cho biết.
    Để đối phó với áp lực phải kết hôn từ phía gia đình, một xu thế trong hôn nhân đã xuất hiện: “Một người đàn ông đồng tính sẽ kết hôn với một người phụ nữ đồng tính để qua mắt bố mẹ và người thân của mình. Đây là cuộc hôn nhân hợp pháp nhưng chỉ để đối phó với áp lực từ phía phụ huynh”.
    Trên các mạng xã hội như Weibo, phụ nữ đang tìm cách phản đối lại cụm từ “gái ế”. “Những người phụ nữ này có thể nói "Tôi là gái ế nhưng tôi tự hào vì điều đó" hay “Tôi là người thắng cuộc”. Một người phụ nữ khác còn nói “Tôi sẽ tiếp tục dùng cụm từ này nhưng với ý nghĩa tôn vinh”, Hong cho hay.
    Một số phụ nữ phản đối việc dùng cụm từ “gái ế” và nói rằng họ sẽ không kết hôn. “Họ chỉ chiếm bộ phận nhỏ nhưng gần như không thể tránh được rằng phụ nữ Trung Quốc đang đi theo xu hướng ở các quốc gia láng giềng như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi phụ nữ thường trì hoãn việc kết hôn hoặc không lấy chồng”, Hong nhận định.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/than-phan-gai-e-o-trung-quoc-a32026.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan