+Aa-
    Zalo

    Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ Tập đoàn Đèo Cả mở đường xuyên rừng

    (ĐS&PL) - Trước thông tin phản ánh về vụ phá rừng tự nhiên tại thị xã Đức Phổ khi thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam, Văn phòng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo về vụ việc phá rừng tự nhiên tại thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi khi thi công dự án tuyến cao tốc Bắc – Nam.

    Văn bản nêu rõ, từ ngày 31/5 đến 3/6, một số cơ quan báo chí, truyền thông đưa tin về vụ phá rừng tự nhiên tại thị xã Đức Phổ khi thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam. Phó thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh nội dung phản ánh, báo cáo Phó thủ tướng trước ngày 10/6.

    Theo đó, Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ là đơn vị đầu tiên phát hiện tuyến đường. Biên bản hiện trường ngày 30/3 của Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ cho thấy tuyến đường mở xuyên rừng, trong đó có diện tích rừng tự nhiên.

    Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ đã dùng máy định vị GPS xác định vị trí đất rừng để mở tuyến đường dài khoảng 1km tại lô 25, 26, khoảnh 8, tiểu khu 334 thuộc rừng dự án KfW6. Diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá hơn 7.500m.

    deo ca
    Tuyến đường được san ủi trong khu vực rừng dự án KFW6.

    Theo báo cáo ngày 29/5 của Hạt Kiểm lâm thị xã Đức Phổ, tại tiểu khu 334 trước đây có 9 hộ dân thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường tham gia dự án KfW6, đã được UBND thị xã Đức Phổ cấp sổ đỏ. Khoảng năm 2016, nhóm chủ rừng này bán toàn bộ diện tích trên cho ông Nguyễn Văn Bon ở xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ và sau đó ông Bon đã cho Tập đoàn Đèo Cả thuê.

    Sau khi Hạt Kiểm lâm thị xã Đức Phổ xác định tuyến đường xuyên tiểu khu 334 thuộc phạm vi dự án KfW6, ông Võ Minh Vương - phó chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ đã ký văn bản chỉ đạo các ngành chức năng và UBND xã Phổ Cường điều tra, xử lý nghiêm minh. 

    Đồng thời giao Công an thị xã chủ trì, phối hợp với hạt kiểm lâm điều tra, xác minh tổ chức, cá nhân phá rừng; xử lý hoặc đề xuất cấp thẩm quyền xử lý nghiêm, nếu cần thiết đề xuất UBND thị xã Đức Phổ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ.

    Trao đổi với PV ĐS&PL về vấn đề phá rừng làm đường công vụ phục vụ thi công hầm số 2, 3 thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Tập đoàn Đèo Cả cho biết, theo hồ sơ thiết kế được Bộ GTVT phê duyệt để tiếp cận thi công hầm số 2, 3 thì phải mở mới đường công vụ dài 4,5km, diện tích rừng cần giải phóng khoảng 40.000m2. Trong đó Bộ GTVT có chỉ dẫn, khi triển khai thi công Nhà thầu căn cứ điều kiện thực tế được phép điều chỉnh hướng tuyến đường công vụ cho phù hợp.

    Trên cơ sở giới thiệu của chủ đất và người dân, kết hợp việc khảo sát thực địa, Nhà thầu thi công nhận thấy có tuyến đường dân sinh hiện hữu rộng khoảng 4-6m hiện dùng để vận chuyển lâm sản có thể cải tạo làm đường công vụ. Như vậy, việc tận dụng tuyến đường dân sinh này sẽ rút ngắn đường công vụ từ 4,5km xuống còn 3,6km và giảm thiểu diện tích rừng phải giải phóng mặt bằng.

    Nhà thầu đã kiểm tra xác định tuyến đường này nằm hoàn toàn trong phần đất trồng rừng sản xuất. Trên sổ đỏ Nhà nước cấp cho hộ dân thể hiện rõ là rừng sản xuất, ký hiệu loại đất trên bản đồ địa chính là RSM (Thông tư 55/2013/BTNMT quy định ký hiệu RSM là đất trồng rừng sản xuất) nên đã ký hợp đồng thuê đất và mượn tuyến đường dân sinh hiện hữu để san gạt mặt đường, cải tạo khúc cua làm đường công vụ tiếp cận thi công.

    Đồng thời, theo NQ số 273/NQ-UBTVQH15 ngày 11/7/2022 của UBTVHQ về chủ trương chuyển đất rừng và đất lúa của cao tốc Bắc Nam thì toàn bộ diện tích qua tỉnh Quảng Ngãi là rừng trồng sản xuất, không có rừng tự nhiên. Nhà thầu đã chủ động và vẫn đang tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Ngãi để làm rõ các thông tin liên quan sự việc nêu trên.

    Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ, tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, chiều dài 88km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3km, qua tỉnh Bình Định dài 27,7km, dự kiến hoàn thành vào Quý III/2026. Dự án do Ban Quản lý dự án 2 - Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tham gia Dự án với vai trò là thành viên đứng đầu liên danh các nhà thầu thi công.

    Ngay sau khi khởi công, Tập đoàn Đèo Cả đã khẩn trương tập trung nguồn lực để thi công Dự án, đến nay đã triển khai 32 mũi thi công với 948 nhân sự và 371 đầu máy thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ Dự án. Trong đó, nhà thầu đặc biệt chú trọng triển khai các mũi thi công 3 hầm xuyên núi (là đường găng tiến độ của Dự án) đi qua địa phận thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trong đó hầm số 3 là công trình cấp đặc biệt với chiều dài 3,2km.

     

    Nguyễn Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-tuong-chi-dao-lam-ro-vu-tap-doan-deo-ca-mo-duong-xuyen-rung-a578055.html
    Bộ GTVT xác định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương

    Bộ GTVT xác định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương

    Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng xác định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương. Trong đó, địa phương nào mong muốn có đường cao tốc thì phải chủ động vào cuộc, chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền, trung ương hỗ trợ một phần chi phí xây lắp và có chính sách linh hoạt đối với các địa phương khó khăn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ GTVT xác định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương

    Bộ GTVT xác định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương

    Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng xác định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương. Trong đó, địa phương nào mong muốn có đường cao tốc thì phải chủ động vào cuộc, chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền, trung ương hỗ trợ một phần chi phí xây lắp và có chính sách linh hoạt đối với các địa phương khó khăn.