+Aa-
    Zalo

    Thuốc kháng Histamin có phải là “cứu cánh” của chứng hắt hơi, sổ mũi do viêm xoang?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi bị hắt hơi, sổ mũi do viêm xoang, nhiều người thường vội tìm đến các thuốc kháng Histamin nhằm giảm tức khắc các triệu chứng khó chịu này.

    Khi bị hắt hơi, sổ mũi do viêm xoang, nhiều người thường vội tìm đến các thuốc kháng Histamin nhằm giảm tức khắc các triệu chứng khó chịu này. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành Tai Mũi Họng nhận định: Thuốc kháng Histamin không phải là “cứu cánh” duy nhất của chứng hắt hơi, sổ mũi do viêm xoang. Chưa kể, nó còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, nhất là khi sử dụng sai cách hoặc chưa cần thiết.

    Tại sao thuốc kháng Histamin không phải là “cứu cánh”của chứng hắt hơi, sổ mũi do viêm xoang?

    Theo các tài liệu khoa học, thuốc kháng Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phản ứng dị ứng. Khi bị tác động của các yếu tố bên ngoài (lạnh, hóa chất, phấn hoa, lông chó mèo, bụi trong không khí…), các tế bào chứa phức hợp này bị kích thích giải phóng ra Histamin dạng tự do. Lượng Histamin này vượt ngưỡng cho phép của cơ thể và gắn với những vị trí nhạy cảm gọi là thụ thể Histamin tại tế bào đích gây ra phản ứng dị ứng điển hình như: phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho…; với viêm xoang thì Histamin sẽ gây hắt hơi, sổ mũi,… Lúc này, để giảm các triệu chứng nêu trên, người bệnh phải sử dụng các thuốc kháng Histamin để điều trị.

    Tuy nhiên, vì bệnh viêm xoang thường được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân: do virus, do vi khuẩn, do polyp chứ không phải chỉ có nguyên nhân gây bệnh từ các yếu tố gây dị ứng. Vì thế, mặc dù đều có các triệu chứng ban đầu là hắt hơi, sổ mũi nhưng nếu đó là viêm mũi dị ứng thì nhóm thuốc kháng Histamin sẽ phát huy tác dụng rõ rệt, giúp giảm hắt hơi, khô dịch mũi nhanh chóng.

    Ngược lại, nếu cũng xuất hiện các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi ngay khi mới chớm viêm xoang nhưng nguyên nhân gây bệnh lại do virus, vi khuẩn hoặc polyp thì  thuốc kháng Histamin không những không giúp giảm tình trạng hắt hơi, sổ mũi mà còn gây ra những tác dụng phụ nguy hại, không đáng có.

    Các chuyên gia đầu ngành Tai – Mũi – Họng nhấn mạnh: Các thuốc kháng Histamin là những thuốc chỉ có tác dụng tốt trong các phản ứng dị ứng cấp tính, với các triệu chứng như: sổ mũi, nổi ban đỏ, viêm mô liên kết, viêm mao mạch dị ứng, viêm da… Do đó, thuốc kháng Histamin chỉ giúp bệnh nhân làm giảm các triệu chứng đang gặp và không có tác dụng đi sâu điều trị nguyên nhân. Vì thế, thuốc kháng Histamin không phải là “cứu cánh” của bệnh viêm xoang  nếu bệnh này không có nguyên nhân gây bệnh từ các yếu tố dị ứng.

    Ngoài ra, một số thuốc kháng Histamin thường được sử dụng trong các chế phẩm trị cảm cúm, ho, sổ mũi, nhưng chúng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo. Đặc biệt lưu ý thuốc kháng Histamin chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng dị ứng đã giảm thì nên ngừng thuốc, không nên dùng kéo dài, tránh tình trạng lệ thuộc thuốc. Đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.

    Đâu mới là giải pháp tối ưu loại bỏ hắt hơi, sổ mũi do viêm xoang?

    Vì mục tiêu chính trong việc điều trị viêm xoang là giảm phù nề hoặc giảm viêm ở mũi- xoang, giới hạn nhiễm trùng, tăng dẫn lưu xoang và giữ cho các xoang được thông thoáng. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới chớm bệnh với các dấu hiệu nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng Histamin. Tốt nhất, nên thực hiện các giải pháp giảm hắt hơi, sổ mũi do viêm xoang bằng các bài thuốc dân gian (gừng, chanh mật ong, …)  hoặc sử dựng trực tiếp các thuốc thảo dược có tác dụng “bài nùng sinh cơ”, khu phong tán hàn để loại bỏ nhanh, triệt để các triệu chứng của viêm xoang giai đoạn sớm.

    Theo đó, người bệnh có thể lựa chọn các loại thuốc thảo dược có công thức được bào chế từ bài thuốc cổ phương Tân Di Tán (Tân Di Tán III – Cổ Tự Y Thư) kết hợp với bài thuốc gia truyền trăm năm của gia đình Lương y Trần Đồng.

    Đây là công thức trị viêm xoang sử dụng Tân Di làm vị quân, vừa giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi (ở giai đoạn đầu – mới chớm bệnh), vừa có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả cho mũi xoang (ở giai đoạn mạn tính).

    Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương năm 2012 cũng cho thấy: Ngoài tác dụng tiêu viêm, làm sạch hốc xoang, giúp khôi phục, hình thành lớp niêm mạc mới và tăng sức đề kháng của cơ thể (ở giai đoạn mạn tính), thuốc thảo dược được bào chế từ 2 bài thuốc trị viêm xoang nổi tiếng nêu trên còn có khả năng cải thiện dứt điểm các triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang giai đoạn mới chớm như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…. chỉ sau 1 – 2 tuần sử dụng.

    Các bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng khuyến cáo: Hiện thuốc thảo dược này đã được Bộ Y tế đưa vào sử dụng điều trị tại các bệnh viện trên toàn quốc, vì thế bệnh nhân từ mới chớm viêm xoang đến bệnh nhân đang ở giai đoạn mạn tính hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng sản phẩm.

    Bệnh nhân cũng nên kết hợp thuốc thảo dược (dạng viên uống) với thuốc xịt viêm xoang chiết xuất từ Hoa Ngũ Sắc, Tân Di và Thương Nhĩ Tử để sát khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, chống phù nề tại chỗ và rút ngắn thời gian điều trị.

    >>Thuốc thảo dược trị viêm xoangviêm mũi tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

    >> Để tìm mua thuốc thảo dược điều trị viêm xoang, viêm mũi tại nhà thuốc gần nhà, tham khảo TẠI ĐÂY

    (Thời gian điều trị và tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng)

    Benhviemxoang.vn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuoc-khang-histamin-co-phai-la-cuu-canh-cua-chung-hat-hoi-so-mui-do-viem-xoang-a265351.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan