+Aa-
    Zalo

    Tiết lộ những bí ẩn của ‘cánh cổng địa ngục’ La Mã

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hai nghìn năm trước, khách du lịch cổ đại đã bắt đầu đến thăm ngôi đền La Mã ở Hierapolis, nằm phía trên một hang động từng được cho là "cánh cổng địa ngục".

    Hai nghìn năm trước, khách du lịch cổ đại đã bắt đầu đến thăm ngôi đền La Mã ở Hierapolis, nằm phía trên một hang động từng được cho là cánh cổng địa ngục.

    Khu vực Hierapolis thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Những khách du lịch cổ xưa đã quan sát ngôi đền và hang động với sự sợ hãi vì động vật, từ chim đến bò đều bỏ mạng ở lối vào. Hang động được đặt tên là "Plutonium", đặt theo Pluto – vị Thần của thế giới bên kia, được cho là luôn mang theo hơi thở chết chóc, sẵn sàng tiêu diệt tất cả những người và sinh vật tiếp cận, ngoại trừ linh mục dẫn các động vật đến hiến tế.

    Tác giả La Mã và nhà sử học Pliny the Elder đã miêu tả hiện tượng này là "cống của Charon" - một pháo đài huyền thoại đã chèo thuyền đưa các linh hồn qua sông Styx và Acheron đến địa ngục.

    Ngôi đền nằm trên một hang động được coi là "cánh cổng địa ngục". Ảnh: CNN

    Hàng ngàn năm qua, câu hỏi được đặt ra vẫn là điều gì khiến nơi đây trở thành “cánh cổng địa ngục”, không thể dung thứ cho sự sống trên Trái Đất?

    Nguyên nhân thực sự

    Các nhà khoa học đã đưa ra một lời giải thích cho bí ẩn, khẳng định ở khu vực này không tồn tại cái gọi là thế lực siêu nhiên. Nghiên cứu được công bố bởi tạp chí Khoa học Khảo cổ và Nhân chủng vào tháng 2/2018 cho thấy có một vết nứt trên bề mặt Trái Đất nằm sâu phía dưới hang động, thải ra khí cacbonic (CO2) ở nồng độ cao có thể gây tử vong.

    Sử dụng một máy phân tích khí xách tay, Hardy Pfanz và đội nghiên cứu núi lửa của ông phát hiện ra nồng độ CO2 lên tới mức 4-53% ở miệng hang động, và cao tới 91% ở bên trong - quá đủ để khiến sinh vật sống tử vong.

    "Các vấn đề về sức khỏe xuất hiện ở động vật có vú (kể cả con người) bắt đầu xảy ra khi nồng độ CO2 ở khoảng 5%", ông Pfanz nói với CNN. "Nếu nồng độ này từ 7% trở nên thì những đối tượng tiếp xúc sẽ đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh... Thêm nữa sẽ dẫn đến ngạt thở do thiếu oxy và máu bị axit hóa dẫn đến phá hủy cơ thể cùng tế bào não bộ".

    Cửa hang động chết chóc. Ảnh: CNN

    Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những con vật vào trong hang động đã nhanh chóng bỏ mạng. Chỉ trong thời gian nghiên cứu, ông Pfanz cho biết nhóm đã tìm thấy rất nhiều chim, chuột và hơn 70 con bọ cánh cứng bị chết ở miệng hang.

    Thu hút du khách

    Không có gì khác biệt với thời cổ đại, ngày nay người ta vẫn đến Hierapolis để theo dõi hiện tượng này. Thành phố, được thành lập vào khoảng năm 190 trước Công nguyên (TCN), nổi tiếng với hang động Plutonium cũng như các suối nước nóng. Francesco D'Andria, nhà khảo cổ học người Ý đã khám phá ra địa điểm này vào năm 2013 nói rằng họ tìm thấy bằng chứng của một rạp chiếu phim xung quanh Plutonium có thể phục vụ khán giả.

    Toàn cảnh khu vực chứa đầy bí ẩn, thu hút sự chú ý của du khách từ hàng ngàn năm trước. Ảnh: CNN

    Nhà địa lý người Hy Lạp Strabo, sống từ khoảng năm 64 TCN đến 21 sau Công nguyên, đã miêu tả cảnh tượng tại “cánh cổng địa ngục” như sau: "Bất kỳ con vật nào vào bên trong đều có thể chết ngay tức khắc. Những con bò đực được đưa vào đã ngã xuống rồi bị kéo ra trong tình trạng tử vong. Tôi ném con chim sẻ vào và chúng gần như ngay lập tức rơi xuống".

    Ông Strabo nhận ra phản ứng này liên quan đến sự phát tán khí: "Không gian chứa đầy hơi, sương mù và dày đặc khiến người ta gần như không thể nhìn thấy mặt đất". Tuy nhiên, ông cũng bối rối vì tại sao khí độc ảnh hưởng đến động vật nhưng lại không khiến các vị linh mục thiệt mạng. Có 2 lý do được xem xét, có phải sự linh thiêng của nơi đây hay vì các linh mục đã kiểm soát hơi thở của họ.

    Nghiên cứu mới nhất của nhóm Pfanz cung cấp thêm một khả năng khác: thực tế là các động vật và linh mục có chiều cao khác nhau. CO2 là khí nặng hơn oxy, do đó nó lắng xuống thấp hơn, tạo thành một hồ khí độc trên mặt đất. “Lỗ mũi của con vật gần như ngập trong trong hồ khí", ông Pfanz nói, trong khi các linh mục đứng cao hơn, ở phía trên.

    Nhóm nghiên cứu cũng tin rằng các linh mục đã có hiểu biết nhất định về khí đốt và biết rằng nồng độ của nó dao động tùy thuộc vào thời gian khác nhau trong ngày. Mức CO2 đặc biệt cao vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi ánh sáng mặt trời phân tán khí.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiet-lo-nhung-bi-an-cua-canh-cong-dia-nguc-la-ma-a222096.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan