4 trọng tâm kinh tế - chính trị của châu Á trong năm 2018


Thứ 5, 25/01/2018 | 02:42


Cùng sự kiện

Với một năm 2017 đầy biến động trong cả chính trị và kinh tế, các nhà phân tích đã dự đoán 4 tâm điểm của nền thương mại thế giới trong năm 2018.

Với một năm 2017 đầy biến động trong cả chính trị và kinh tế, các nhà phân tích đã dự đoán 4 tâm điểm của nền thương mại thế giới trong năm 2018 tới.

Chính sách tăng lãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)

Trong khi Trung Quốc đã theo sát chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ thì các ngân hàng trung ương châu Á vẫn không muốn áp dụng phương thức tăng lãi này vì những triển vọng và điều kiện kinh tế quá khác biệt.

Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Ảnh: CNN

Nếu FED tăng lãi suất hơn 3 hoặc 4 lần theo dự kiến ​​trong năm 2018, nhiều nền kinh tế châu Á như Ấn Độ, Indonesia và Philipines sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Cùng với sự lên giá của đồng USD sẽ là sự bùng nổ của các khoản nợ tư nhân với Mỹ của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, khiến đồng tiền các quốc gia này trượt giá.

Theo ông George Magnus, cựu kinh tế gia tại UBS, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của FED sắp tới đều có ảnh hưởng lớn toàn cầu, là một trong những trọng tâm của ngành tài chính - thương mại thế giới.

Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc không chỉ quan trọng với toàn bộ châu Á với vị thế dẫn đầu khu vực mà còn tác động đến châu Âu và Mỹ – 2 đối tác và đối thủ cạnh tranh lớn.

Thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: Telegraph

Theo báo cáo tài chính của Capital Economics, tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2017 chỉ đạt 5%, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Các thị trường tài chính đặc biệt lo ngại về nợ leo thang của nước này, tăng gần gấp đôi kể từ năm 2007 và đạt khoảng 250% GDP vào tháng 6/2017.

Giám đốc Frederic Neumann cho rằng các động thái gần đây như mở cửa thị trường tài chính hay thắt chặt quản lý môi trường thực chất là cách giải quyết đã quá chậm trễ cho những vấn đề then chốt. Các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh – 2 trung tâm tài chính của cả châu Á - đang chịu quá trình suy thoái của bất động sản do bùng nổ dân số, lương thấp và giá nhà đất tăng cao.

An ninh bán đảo Triều Tiên

Cuộc xung đột có khả năng diễn ra giữa Triều Tiên và Hàn Quốc có thể gây ra thiệt hại lớn về người và của cho hai quốc gia này cũng như một số nền kinh tế lớn nhất châu Á. Trong lịch sử, chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã khiến 1,2 triệu người thiệt mạng, kinh tế sụt giảm hơn 80% và một cuộc chiến khác với vũ khí hạt nhân hiện đại và sự can thiệp từ phương Tây thật khó để hình dung hậu quả.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un - Ảnh: Telegraph

Thị trường chứng khoán châu Á vốn đang mong manh với vô số thông tin bất ổn về chính trị sẽ tổn thương mạnh cũng như giới đầu tư tại đây khó có thể tiếp cận với cổ phiếu và vàng trong thị trường Mỹ.

Về phía Hàn Quốc, giải quyết tốt vấn đề ngoại giao với Triều Tiên có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ USD cho tài nguyên năng lượng và khoáng sản, cắt giảm chi tiêu quốc phòng và cải thiện đặc điểm dân số già.

Từ góc độ phát triển kinh tế, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng nếu những mối đe dọa về tên lửa từ Bình Nhưỡng có thể dẹp bỏ, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thực sự mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành khoa học năng lượng thế giới.

Thị trường bất động sản

Thị trường nhà đất tại Hong Kong và Sydney, Australia đang ngày càng nóng hơn bao giờ hết và sự bùng nổ của bong bóng bất động sản sẽ gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể đến hai quốc gia này và các nền kinh tế liên quan.

Thành phố Sydney, Australia - Ảnh: Youtube

Các nhà phân tích tại Deutsche Bank cảnh báo rằng giá bất động sản Hong Kong có thể giảm gần 50% trong năm 2018 do tỉ lệ dân số già trong khi nguồn cung ngày càng tăng và các ảnh hưởng xấu từ suy thoái kinh tế tại đại lục.

Sydney và Melbourne, 2 thị trường bất động sản lý tưởng của các nhà đầu tư Mỹ đang chịu một "sự suy giảm kéo dài và nguy hiểm", kết thúc 55 năm tăng trưởng. Giá bất động sản được dự báo sẽ tác động mạnh đến chi tiêu của người tiêu dùng, các quỹ tín dụng và ngân hàng lớn nhất Australia. Vì vậy, năm 2018 chắc chắn là một năm nhiều biến động với giới đầu tư và các doanh nghiệp bất động sản châu Á.

Thu Phương (Theo TheDiplomat)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-trong-tam-kinh-te---chinh-tri-cua-chau-a-trong-nam-2018-a217156.html