6 chiếc xe tăng thiện chiến của Đức trong Thế chiến thứ II


Thứ 3, 25/09/2018 | 00:28


Cùng sự kiện

Người Đức đã trở thành “bậc thầy” của những cuộc chiến sử dụng vũ khí bọc thép từ Thế chiến thứ II, trang War History đánh giá.

Người Đức đã trở thành “bậc thầy” của những cuộc chiến sử dụng vũ khí bọc thép từ Thế chiến thứ II, trang War History đánh giá.

Xe tăng là loại xe chiến đấu bọc thép, có bánh xích được thiết kế cho chiến đấu tiền tuyến kết hợp hỏa lực cơ động, chiến thuật tấn công và khả năng phòng thủ. Hỏa lực này thường được cung cấp bởi 1 súng chính cỡ nòng lớn trong 1 tháp pháo quay với súng máy, trong khi có áo giáp nặng và di chuyển trên mọi địa hình nhằm cung cấp sự bảo vệ cho xe tăng và tổ lái, cho phép thực hiện tất cả các nhiệm vụ chính của xe bọc thép quân đội trên chiến trường.

Dưới đây là danh sách 6 loại xe tăng thiện chiến, được người Đức sử dụng trong Thế chiến thứ II:

A7V

Xe tăng A7V. Ảnh: Getty

Lần đâu tiên người Đức đối mặt với xe tăng của Vương quốc Anh là vào năm 1916, trong khuôn khổ Thế chiến thứ I. Vào thời điểm đó, người Đức bị sốc và có nhiều ngờ vực về loại vũ khí này. Sau khi nhận thức rõ, họ bắt đầu nghiên cứu, chế tạo xe tăng, tập trung giải quyết những hạn chế tồn tại của chiếc xe đầu tiên vốn thường bị mắc kẹt trong bùn và đất ở mặt trận phía Tây.

Đến tháng 3/1918, chiếc A7V - xe tăng chiến đấu đầu tiên của Đức bắt đầu ra trận. A7V đã được điều chỉnh, dùng khung gầm của máy kéo Holt, thêm một vỏ bọc thép bọc xung quanh. Một khẩu súng 57mm được lắp đặt ở phía trước của mỗi chiếc xe tăng, với 6 hoặc 7 khẩu súng máy Maxim được gắn ở các cổng bắn quanh phần còn lại. Người chỉ huy có một cái vòm nhỏ nhô lên, từ đó người này phải hét lên to và rõ ràng để đồng đội của mình có thể nghe thấy.

Lúc đó người Đức vẫn thiếu thốn các vật liệu công nghiệp nên chỉ có thể chế tạo được khoảng 30 chiếc A7V và chúng cũng chỉ tạo ra được một chút khác biệt trong thế trận của cuộc chiến.

PzKpfw I

Xe tăng PanzerKampfwagen I (PzKpfw I). Ảnh: Getty

Vào năm 1933, một trong những ưu tiên hàng đầu của Đức là nhanh chóng trang bị cho quân đội những chiếc xe tăng mới với nhiều ưu thế và thiện chiến hơn. Các nhà tư tưởng quân sự như Heinz Guderian đã thuyết phục sử dụng công nghệ bọc thép hiện đại hơn để xe tăng thêm kiên cố và hoạt động hiệu quả. Cuối cùng, trùm phát xít Hitler đã cố gắng thúc đẩy sản xuất xe tăng mới cho Đức.

PanzerKampfwagen I (PzKpfw I) là sản phẩm đầu tiên của chính sách này. Sau khi được nhanh chóng đưa vào sản xuất, PzKpfw I bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1934. Đó là một chiếc xe tăng hạng nhẹ chỉ có 2 phi hành đoàn và 2 súng máy.

PzKpfw I được dùng để để hỗ trợ cho chế độ của Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trong thực chiến, PzKpfw I không đủ kiên cố nên không chống lại được những đòn tấn công của súng chống tăng.

Bất chấp những bất cập đó, PzKpfw I vẫn được sử dụng rộng rãi trong cuộc xâm lược Ba Lan vào năm 1939 và Pháp vào năm 1940 – những mặt trận vốn thiếu hụt xe tăng hạng nặng. Một số ít cũng được điều tham gia vào cuộc xâm lược Nga vào năm 1941 nhưng nhanh chóng bị loại khỏi tuyến đầu.

PzKpfw III

Xe tăng PzKpfw III. Ảnh: Getty

Dựa trên hiệu suất của PzKpfw I và vũ khí kế nhiệm là chiếc PzKpfw II, những chiếc PzKpfw III đã ra đời, cùng với xe tăng hỗ trợ PzKpfw IV.

PzKpfw III là một xe tăng hạng trung. Các mô hình ban đầu được trang bị một khẩu súng 37mm, nhưng không đủ để xuyên thủng lớp vỏ xe tăng hiện đại và sau đó được thay thế bằng một khẩu súng ngắn nòng 50mm. Ngoài ra, PzKpfw III còn được trang bị 2 khẩu súng máy, một cái ở thân và một khẩu khác gắn với súng chính.

Khoảng 100 chiếc PzKpfw III được điều tham gia vào cuộc xâm lược Ba Lan, và 350 chiếc khác đến Pháp. Hàng ngàn chiếc xe tăng khác cũng được sản xuất trong những năm sau đó. Tuy nhiên, cũng như PzKpfw I, bộ giáp của PzKpfw III không đủ kiên cố để chống lại sức tấn công của địch.

Tiger

Xe tăng Tiger. Ảnh: Getty

Sự xuất hiện của chiếc T-34 của Nga đã buộc người Đức phải nghiên cứu, phát triển xe tăng hạng nặng vào năm 1937. Sau đó, hai chiếc xe tăng được thiết kế nhanh chóng và chiếc có kết cấu đơn giản hơn được đưa vào sản xuất năm 1942. Tên gọi của nó là chiếc Tiger, được sản xuất bởi Henschel.

Tiger là một bước tiến lớn từ các mô hình PzKpfw. Giáp trước của nó có khả năng chống đạn tốt hơn. Khẩu pháo chính 88mm của nó có thể xuyên qua lớp giáp 100mm ở khoảng cách lên đến 1km. Đó là chiếc xe tăng ấn tượng nhất trên thế giới, thậm chí, nổi tiếng cả sau khi Thế chiến thứ II kết thúc.

Đương nhiên, xe tăng Tiger cũng có một số hạn chế. Khả năng cơ động của nó không thực sự linh hoạt, vì vậy, những đối thủ có kỹ năng đôi khi có thể vượt qua nó. Ngoài ra, nếu động cơ không hoạt động, tháp pháo phải được di chuyển bằng tay. Mặc dù vậy, sức mạnh và độ dẻo dai của Tiger vẫn là những điểm mạnh gây chú ý.

Panther

Xe tăng Panther. Ảnh: Getty

Cũng được kỳ vọng đối đầu với T-34 của Nga, Panther là một tăng hạng trung được tạo ra bởi Maschinenfabrik Augsburg-Nürnberg và đưa vào sản xuất hồi tháng 11/1942.

Với khối lượng lên tới 45 tấn, Panther nặng hơn hầu hết các xe tăng hạng trung khác. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ giáp của nó, dày tới 120mm ở phía trước và cung cấp sự bảo vệ vượt trội chống lại súng của quân Đồng Minh. Kích thước của vũ khí trang bị trên xe tăng cũng góp phần tạo ra hiệu suất tuyệt vời trên chiến trường. Súng 75mm, dài gấp 2 lần so với súng của PzKpfw IV, mang lại sức mạnh và tầm bắn lớn hơn.

Mạnh mẽ và cơ động, Panther là một trong những xe tăng tốt nhất tham dự cuộc chiến tranh thế giới.

Leopard I

Xe tăng Leopard 1. Ảnh: Getty

Leopard 1 là một loại xe tăng chiến đấu chủ lực được thiết kế và sản xuất tại Đức và lần đầu tiên đi vào phục vụ vào năm 1965. Việc thiết kế bắt đầu bằng một dự án hợp tác giữa Đức và Pháp vào những năm 1950, nhưng các quan hệ đối tác đã kết thúc và thiết kế cuối cùng được đặt hàng bởi Bundeswehr, sản xuất bắt đầu vào năm 1965. Trong tổng số 6.485 xe tăng Leopard đã được xuất xưởng, có 4.744 xe tăng chiến đấu và 1.741 phiên bản xe cứu thương bọc thép, pháo phòng không, xe chiến đấu bộ binh.

Leopard nhanh chóng trở thành một mẫu tăng tiêu chuẩn của các lực lượng vũ trang châu Âu và nó là xe tăng chiến đấu chủ lực tại hơn một chục quốc gia trên toàn thế giới. Từ năm 1990, Leopard 1 dần dần được thay thế bằng các loại tăng khác hiện đại hơn. Trong quân đội Cộng hòa Liên bang Đức, Leopard 1 đã chính thức ngừng hoạt động trong biên chế các lực lượng tăng - thiết giáp vào năm 2003 và nó được thay thế bởi loại tăng Leopard 2 - chiếc tăng chiến đấu chủ lực được các chuyên gia quân sự đánh giá là loại xe tăng hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo War History)
 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-chiec-xe-tang-thien-chien-cua-duc-trong-the-chien-thu-ii-a245216.html