Ấn Độ nỗ lực ngăn cản nạn tảo hôn, hãm hiếp bằng việc sửa đổi luật pháp


Thứ 5, 12/10/2017 | 08:39


Cùng sự kiện

Toà án Tối cao Ấn Độ đã đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng đó là sửa đổi luật pháp, cấm nam giới có quan hệ tình dục với những cô gái chưa đủ 15 tuổi, dù đã kết hôn

Toà án Tối cao Ấn Độ đã đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng đó là sửa đổi luật pháp, cấm nam giới có quan hệ tình dục với những cô gái trẻ chưa đủ 15 tuổi, dù đã kết hôn.

Quyết định mang tính bước ngoặt được đưa ra đã quy định hành vi quan hệ tình dục với những cô gái dưới 18 tuổi là bất hợp pháp, nhưng hợp pháp trong trường hợp cô gái từ 15-18 tuổi đã kết hôn. Điều này có nghĩa là nam giới dưới 17 tuổi sẽ bị truy tố vì đã quan hệ tình dục với các cô gái trong độ tuổi của họ, trong những người đàn ông lớn tuổi lại “thoát nạn” cho dù họ đã kết hôn với người vợ vị thành niên của mình.

"Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng hòa hợp hệ thống luật lệ liên quan đến trẻ em", thẩm phán Madan Lokur của Tòa án Tối cao nói về quyết định của mình.

Nạn tảo hôn, hãm hiếp xảy ra thường xuyên ở Ấn Độ. Ảnh: RT

Với tư tưởng độc lập, một tổ chức phi chính phủ ở tỉnh Uttar Pradesh đã đưa dự luật lên lên Tòa án Tối cao mặc dù chính phủ liên bang Ấn Độ lảng tránh trước đó. Nhiều quan chức Ấn Độ liên tục cho rằng vấn đề quan hệ tình dục chịu ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế xã hội “độc đáo” của đất nước.

Một cuộc điều tra gần đây của India Spend ước tính rằng gần 12 triệu trẻ em dưới 10 tuổi (bao gồm cả bé trai và bé gái) ở Ấn Độ đã kết hôn, trong số đó có tới 5,4 triệu người mù chữ và 80% là nữ giới. Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2014, khoảng 47% bé gái Ấn Độ đã tảo hôn (kết hôn trước ngày sinh nhật thứ 18 của mình). Theo UNICEF, cơ quan trẻ em của Liên Hợp Quốc (LHQ) gần 20% trong số đó còn chưa tới 15 tuổi.

Jagmati Sangwan, nhà hoạt động bảo vệ nữ quyền và là thành viên của Hiệp hội Phụ nữ Dân chủ Ấn Độ (AIDWA) nói với Al Jazeera: "Chúng tôi tin tưởng rằng quyết định của Tòa án Tối cao sẽ phần nào làm giảm số lượng các cuộc hôn nhân trẻ em”. Tuy nhiên, các thẩm phán của Tòa án Tối cao đã từ chối đưa ra một phán quyết khác về luật hôn nhân.

Ấn Độ không công nhận sự hãm hiếp trong gia đình là một hành vi phạm tội. Điều này vẫn sẽ xảy ra bất chấp những nỗ lực lặp đi lặp lại của các nhà hoạt động thuyết phục rằng điều đó là bất hợp pháp. Theo các số liệu từ Cục Báo chí Tội phạm Quốc gia trích dẫn bởi Al Jazeera, hiếp dâm là một “sự cố” thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ, với ít nhất 34.651 trường hợp được báo cáo vào năm 2015.

Vấn đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ ở Ấn Độ đã trở thành vấn nạn được toàn thế giới quan tâm sau vụ việc kinh hoàng xảy ra hồi tháng 12/2012: một cô gái trẻ bị cưỡng hiếp ngay trên xe buýt ở New Delhi. Cái chết của cô gái xấu số đã dẫn đến những cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc, khiến chính phủ buộc phải thay đổi, áp đặt án tù đối với kẻ hãm hiếp lên từ 10 - 20 năm.

(Theo RT)
 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-do-no-luc-ngan-can-nan-tao-hon-ham-hiep-bang-viec-sua-doi-luat-phap-a205001.html