Mỹ tốn 30 tỷ USD cho 5 loại vũ khí nhưng đều thất bại


Thứ 4, 06/03/2019 | 02:27


Cùng sự kiện

Theo National Interest, quân đội Mỹ đã tiêu tốn ít nhất 30 tỷ USD để nghiên cứu, chế tạo 5 loại vũ khí công nghệ cao mới, nhưng tất cả đều thất bại.

Theo National Interest, quân đội Mỹ đã tiêu tốn ít nhất 30 tỷ USD để nghiên cứu, chế tạo 5 loại vũ khí công nghệ cao mới, nhưng tất cả đều thất bại.

Mỹ đã chi 610 tỷ USD trong năm 2018 cho quốc phòng - gần một phần ba tổng số chi tiêu quân sự trên hành tinh này, nhưng điều đó không có nghĩa là tiền luôn được sử dụng hiệu quả. Trong hơn 30 năm qua, quân đội Mỹ đã tham gia vào 2 cuộc chiến dài hạn và một số cuộc chiến khác mà không thay thế các hệ thống vũ khí chính được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 và 80.

Một phần, số ngân sách được chi cho việc mua sắm thiết bị công nghệ cao để duy trì các cuộc chiến đắt giá ở Iraq và Afghanistan nhưng đồng thời, quân đội Mỹ đã chi 30 tỷ USD cho 5 vũ khí thất bại.

Đạn chống tăng BAT

Mô hình BAT. Ảnh: Getty

Ngay cả trong những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc vẫn còn bận tâm về mối đe dọa từ lực lượng xe tăng cực lớn của Liên Xô. Tên lửa chống tăng BAT được phát minh nhằm đối trọng với hệ thống xe tăng bọc thép của Liên Xô. Các BAT là tên lửa dẫn đường thu nhỏ được đóng gói trong Hệ thống tên lửa chiến thuật quân sự tầm xa (ATACMS) cỡ lớn, phóng bởi hệ thống pháo đa tên lửa M270.

ATACMS sẽ giải phóng 13 chiếc BAT bằng cách sử dụng vây định hướng để nhắm chính xác mục tiêu xe bọc thép sử dụng các thiết bị tìm kiếm hồng ngoại tinh vi. Về mặt lý thuyết, một ATACM duy nhất có thể quét sạch toàn bộ tiểu đội xe tăng.

Tất nhiên, việc Liên Xô tan rã vào năm 1991 và việc đánh bại quân đội cơ giới khổng lồ của Saddam Hussein trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã khiến mối đe dọa của các đoàn xe tăng có vẻ kỳ quặc nhưng chi phí của việc phục tùng BAT gây thiệt hại ở mức 2,2 tỷ USD trước khi nó bị hủy bỏ vào năm 2003. Ít nhất, BAT sau đó được điều chỉnh thành các quả bom GBU-44 / B Viper Strike thu nhỏ, trang bị cho máy bay không người lái và tàu chiến/tàu chở dầu Marine KC-130J.

Trinh sát cơ RAH-66 Comanche Stealth-Chopper

Trinh sát cơ RAH-66 Comanche Stealth-Chopper. Ảnh: Getty

Một loại vũ khí khác được ra đời trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là trinh sát cơ RAH-66 Comanche Stealth-Chopper nhằm thay thế chiến binh Kiowa OH-58D vốn được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát và tấn công hạng nhẹ.

Boeing và Sikorsky đã hợp tác sản xuất 2 nguyên mẫu giống như rắn hổ mang với bề mặt và lớp phủ vật liệu hấp thụ radar làm giảm đáng kể mặt cắt radar, cũng như lưỡi roto bằng vật liệu composite để giảm âm. Những chiếc Comanche thậm chí có thể mang theo 6 tên lửa chống tăng hoặc 12 tên lửa chống máy bay Stinger và có tầm bắn xa lên tới 1.900 km.

Bất chấp các tính năng tàng hình của Comanche, Lầu Năm Góc nghi ngờ khả năng sống sót của nó so với các hệ thống phòng không tầm ngắn hiện đại, thậm chí còn có cả súng phòng không “vô dụng” kiểu cũ. Cuối cùng, quân đội Mỹ quyết định sử dụng máy bay không người lái để thực hiện các nhiệm vụ như vậy. Hơn nữa, Comanche quá đắt đỏ, không phù hợp với một hệ thống chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

Khi chi phí đơn vị tăng vọt, Comanche cuối cùng đã bị huỷ bỏ vào năm 2004 sau khi tiêu tốn 7,9 tỷ USD.

Pháo tự hành Crusader

Mô hình XM2001 Crusader. Ảnh: Getty

Hệ thống pháo binh dã chiến chính của quân đội Mỹ - chiếc pháo tự hành M109 Paladin có tháp pháo, được đưa vào sử dụng từ 56 năm trước. Hệ thống pháo tự hành có khẩu pháo 155 mm được thiết kế để bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tương đối xa.

Bất chấp việc M109 và đạn pháo của chúng được nâng cấp tầm bắn cũng như độ chính xác, Lầu Năm Góc đã tìm kiếm một lựa chọn thay thế vào những năm 1990. Pháo tự hành công nghệ cao XM2001 Crusader bao gồm một khẩu súng tự động nạp và làm mát cho phép tỷ lệ nhắm trúng mục tiêu cực cao, kết hợp áo giáp composite đảm bảo khả năng sống sót cao hơn.

Tuy nhiên, pháo hạm bọc thép nặng tới 43 tấn, cũng phụ thuộc vào một tàu sân bay 36 tấn khác trở nên lỗi thời trong thời kỳ quân đội Mỹ đang tìm kiếm các loại vũ khí nhẹ hơn và chính xác hơn có thể được triển khai nhanh chóng trên toàn cầu . Sau nhiều năm bị truyền thông chỉ trích, dự án Crusader trị giá 2,2 tỷ USD cuối cùng đã bị huỷ bỏ vào năm 2002.

Hệ thống chiến đấu tương lai (FCS)

Mô hình của FCS. Ảnh: Getty

Sự sụp đổ của Crusader đã thúc đẩy một chương trình khác, hứa hẹn cho ra đời loại pháo tự hành mới nhẹ hơn. Nhiều hệ thống quân sự huyền thoại như tàu sân bay bọc thép M113 hoặc xe tăng Sherman đã được sửa đổi thành công trong nhiều năm qua để thực hiện vai trò thứ cấp.

Vào cuối những năm 1990, quân đội Mỹ đã cố gắng tạo ra một tổ hợp đa dạng các phương tiện hỗ trợ chiến đấu, được trang bị mạng lưới tương tác tiên tiến nhất thông qua công nghệ hiện đại. Các biến thể bao gồm một phương tiện chiến đấu bộ binh hàng đầu để thay thế M2 Bradley, pháo tự hành và súng cối, xe trinh sát bọc thép và xe cứu thương cùng với nhiều biến thể chuyên dụng hơn nữa.

Tuy nhiên, cố gắng phát triển một khung gầm chung được thiết kế ngay từ đầu để thực hiện rất nhiều vai trò đa dạng đã tiêu tốn nhiều hơn so với việc chỉ tinh chỉnh một hệ thống để thực hiện tốt một nhiệm vụ cụ thể. Tám năm và 18,1 tỷ USD, dự án FCS cuối cùng cũng bị Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates huỷ bỏ hồi năm 2009.

Phương tiện chiến đấu trên mặt đất

GCV thất bại vì quá nặng nề, khó triển khai. Ảnh: Getty

Phương tiện chiến đấu mặt đất (GCV) được kỳ vọng rất nhiều nhưng thiết bị nặng tới 60 tấn, thậm chí nặng hơn cả chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga. Trọng lượng “quái thú” của GCV cuối cùng đã khiến Quốc hội Mỹ buộc phải hủy bỏ chương trình GCV vào năm 2014, với hơn 1 tỷ USD kinh phí.

Như vậy, trong giai đoạn từ 1989 - 2019, quân đội Mỹ đã đi từ lập kế hoạch chiếm ưu thế trong chiến tranh mặt đất cường độ cao với Liên Xô, đến các hoạt động chống nổi dậy và ổn định toàn cầu. Tuy nhiên, các công nghệ quốc phòng được hình thành cho một chiến lược an ninh không phù hợp với những chiến lược khác.

Các chương trình thất bại này chứng minh sai lầm của Lầu Năm Góc khi đã dành quá nhiều nỗ lực đổi mới công nghệ cùng lúc mà không quan tâm đến rủi ro, chi phí và khó khăn trong việc tích hợp.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-ton-30-ty-usd-cho-5-loai-vu-khi-nhung-deu-that-bai-a265320.html