Nghi vấn khả năng tàng hình của 'con Át chủ bài' J-16 trong dàn tiêm kích Trung Quốc


Thứ 6, 08/02/2019 | 11:35


Cùng sự kiện

Yếu tố giúp tiêm kích ẩn mình hiệu quả là hình dạng thiết kế, vì vậy giới quan sát hoài nghi về việc J-16 của Trung Quốc có thể tàng hình chỉ bằng một lớp sơn.

Yếu tố giúp tiêm kích ẩn mình hiệu quả là hình dạng thiết kế, vì vậy giới quan sát hoài nghi về việc J-16 của Trung Quốc có thể tàng hình chỉ bằng một lớp sơn.

Máy bay J-16 của Trung Quốc. Ảnh: Quân đội Trung Quốc

"Lớp sơn màu xám phủ quanh thân tiêm kích J-16 giúp nó có khả năng tàng hình nhất định, không thể phát hiện được bằng mắt thường và radar", Global Times dẫn lời đại tá Tương Giai Ký, chỉ huy một lữ đoàn tiêm kích đa năng J-16 Trung Quốc, phát biểu hôm 31/1.

Thông tin này được giới quân sự Trung Quốc ca ngợi, coi đó là thành tựu quan trọng của ngành công nghiệp hàng không nước này. "Lớp sơn từ tính giúp giảm đáng kể diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay. Đối phương sẽ chỉ phát hiện ra những chiếc J-16 ở khoảng cách rất gần, mang lại lợi thế rất lớn cho tiêm kích Trung Quốc trong không chiến", chuyên gia quân sự Phó Tiền Tiêu khẳng định.

Mặc dù vậy, các chuyên gia Phương Tây cho rằng việc giới quân sự Trung Quốc tự tin rằng J-16 là máy bay tàng hình chỉ vì được phủ 1 lớp sơn, là “nói quá”.

Không quân Mỹ từng phủ sơn sắt từ cho máy bay chiến đấu F-16 trong hàng chục năm qua. Năm 2012, F-16 cũng được sơn bằng loại tương tự trên máy bay chiến đấu tàng hình F-35, theo Aviationist. Nhưng khả năng tàng hình của F-16 vẫn kém xa so với F-22 và F-35.

Có một thực tế rằng dù hiện thời các dòng sơn hấp thụ tín hiệu radar chỉ có thể góp phần giúp máy bay tàng hình tốt hơn, còn yếu tố làm nên khả năng ẩn mình hiệu quả dưới “mắt thần” của đối phương là hình dạng thiết kế của máy bay. Chính vì vậy, giới quan sát hoài nghi về tuyên bố của Trung Quốc rằng J-16 có thể tàng hình được chỉ bằng một lớp sơn.

Tiêm kích J-16 Trung Quốc trước một chuyến huấn luyện. Ảnh: Sina.

Dòng J-16 ra mắt vào năm 2013, nhưng mới lần đầu xuất hiện công khai trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc hồi giữa năm 2017.

Được gia cố động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt WS-10 Taihang của Trung Quốc, F-16 đã được đem so sánh với F-15A/C Eagle của Mỹ.

Tiêm kích đa nhiệm J-16 là mẫu đầu tiên có thể mang đầy đủ loạt thiết bị do Trung Quốc chế tạo, từ tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không cho tới bom thông minh có vệ tinh dẫn đường, tên lửa hành trình và thiết bị gây nhiễu điện tử ECM. F-16 có thể được triển khai cho cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất.

Dẫu J-16 đa phần được phát triển dựa trên Su-30 Nga, nhưng tiêm kích này trang bị một radar và hệ thống theo dõi của Trung Quốc. Nó cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trong lúc bay, điều này đem đến cho J-16 khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ kẻ thù và đạt được tầm hoạt động lớn hơn.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghi-van-kha-nang-tang-hinh-cua-con-at-chu-bai-j-16-trong-dan-tiem-kich-trung-quoc-a262246.html