+Aa-
    Zalo

    Người Nhật phòng chống siêu bão Lan như thế nào?

    ĐS&PL Ngay sau khi siêu bão Lan đổ bộ, người dân và chính phủ Nhật Bản đã có những phương pháp phòng chống hết sức tích cực nhờ Cơ quan Khí tượng JMA.

    Ngay sau khi siêu bão Lan đổ bộ, người dân và chính phủ Nhật Bản đã có những phương pháp phòng chống hết sức tích cực nhờ dự báo của Cơ quan Khí tượng JMA.

    Là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với các thiên tai lớn như động đất, sóng thần, bão nhiệt đới…, Nhật Bản luôn nỗ lực phát triển các thiết bị dự báo khí tượng có tính chính xác cao nhất và hoạt động chi tiết nhất. Vì vậy, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản JMA là một trong những trạm khí tượng hàng đầu ở châu Á và trên cả thế giới.

    Dàn vệ tinh đẳng cấp, “mắt thần” quan sát có độ phân giải cao

    JMA trực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới, đặt trụ sở chính tại Chiyoda, Tokyo và bắt đầu hoạt động từ năm 1956. Được sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế, JMA đến nay đã có 20 trạm quan sát Radar trên mặt đất, dàn vệ tinh thời tiết ngoài vũ trụ Himawari 8 và 9 với “mắt thần” đạt độ phân giải lên tới 121 megapixel, cung cấp ảnh rõ nét về mây, hơi nước cũng như các tầng khí quyển.

    [presscloud]488[/presscloud]

    Ngoài Trung tâm dự báo Bão Tây Bắc Thái Bình Dương có chức năng đặt tên, dự báo và phân tích các cơn bão, JMA còn sở hữu những hệ thống cảnh báo sớm động đất hoặc sóng thần. Vệ tinh Himawari-7 với khả năng đo lượng bụi phát tán từ các đỉnh núi lửa đã giúp ngăn chặn nhiều thiệt hại trong trận động đất lịch sử năm 2011 ở Nhật Bản.

    Trạm quan sát Radar trên mặt đất

    Trong 20 trạm quan sát được đặt rải rác khắp Nhật Bản là hệ thống siêu máy tính với các thiết bị đo lường lượng mưa, tuyết hay gió chuẩn xác đến đơn vị nhỏ nhất. Mỗi 5 phút 1 lần, các thiết bị này sẽ cập nhật thêm thông tin mới trên các màn hình, giúp đội ngũ nhân viên khí tượng có thể phân tích và đưa ra kết quả dự báo thời tiết.

    20 trạm khí tượng Radar trên mặt đất của JMA - Ảnh: JMA

    Hệ thống máy Radar có bán kính quét lên tới vài trăm km tính từ điểm đặt, đã sớm nhận biết nhiều dấu hiệu bất thường hoặc nhận diện được cả những trận động đất rất nhẹ. Ngoài ra, các nhà khí tượng có thể dựa vào những dữ liệu này nhằm dự đoán mức độ thiệt hại có thể xảy ra của mỗi thiên tai.

    Hệ thống báo động và chương trình phổ biến của chính phủ

    Mỗi khi xảy ra thiên tai trên diện rộng, chính phủ Nhật Bản luôn khiến các quốc gia khác phải ngạc nhiên về độ nhạy bén trong xử lý thông tin. Ngay sau khi siêu bão Lan đổ bộ, các bản tin trên sóng truyền hình quốc gia luôn cập nhật chi tiết từng thay đổi nhỏ của hướng bão, chỉ dẫn người dân cách phòng chống hiệu quả.

    Văn phòng phân tích dữ liệu khí tượng của JMA - Ảnh: ATMetC

    Người dân Nhật Bản cũng luôn ý thức được đặc điểm khí hậu quốc gia, luôn nâng cao hiểu biết và giáo dục trong trường học về cách phản ứng trong trường hợp khẩn cấp, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.

    Hiện nay, siêu bão Lan vẫn đang trong tầm kiểm soát của Cơ quan Khí tượng JMA và sẽ liên tục được cập nhật các thông tin mới nhất.

    Thu Phương(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-nhat-phong-chong-sieu-bao-lan-nhu-the-nao-a206308.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tại sao mafia Nhật Bản không phạm pháp?

    Tại sao mafia Nhật Bản không phạm pháp?

    Theo ước tính, Yamaguchi-gumi, băng đảng tội phạm lớn nhất Nhật Bản có thể kiếm được hơn 6 tỷ đô la mỗi năm từ buôn bán ma túy, bảo kê, cho vay, kinh doanh bất động sản v