+Aa-
    Zalo

    Những truyền thuyết ly kỳ cùng bí ẩn về Trung thu và bánh nướng, bánh dẻo

    ĐS&PL Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống được mong đợi nhất trong năm với văn hóa của người châu Á.

    Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống được mong đợi nhất trong năm với văn hóa của người châu Á.

    Trung Thu là ngày lễ được mong chờ trong năm với nhiều ý nghĩa văn hóa và lịch sử lâu đời - Ảnh: SCMP

    “Ước chi đôi ta cùng nhau vọng nguyệt; dẫu nghìn dặm muôn trùng cách xa”. Dòng thơ trong bài thơ nổi tiếng của đại thi hào Tô Đông Pha có lẽ là một trong những tinh hoa thi ca thể hiện rõ nhất nét đẹp của lễ hội Trung thu trong văn hóa của người Trung Hoa và Việt Nam.

    Trong hàng ngàn năm, Trung thu là dịp để các gia đình và cộng đồng quây quần, tụ họp và ăn mừng sau khi thu hoạch vụ gieo trồng đầu hè.

    Ngày nay, lễ hội chủ yếu dành cho các gia đình và trẻ nhỏ với đèn lồng, bánh trung thu, tiệc trà và ngắm trăng. Ở Trung Quốc, đây là ngày lễ truyền thống quan trọng thứ hai sau Tết âm lịch và được coi là một kỳ nghỉ hành chính.

    Từ truyền thuyết đến thực tế

    Có truyền thuyết cho rằng trung thu gắn với nữ thần Chang'e – vợ của chàng xạ thủ bách phát bách trúng Hou Yi. Chuyện kể rằng thuở xa xưa ấy có tới 10 mặt trời tỏa ra sức nóng như thiêu đốt, vạn vật đều không thể nào sống sót.

    Ngọc Hoàng ra lệnh cho Hou Yi bắn hạ chín mặt trời, cứu sống hạ giới. Tưởng thưởng cho kỳ công này, Hou Yi được Ngọc Hoàng trao cho thuốc trưởng sinh. Tuy nhiên, trong khi chàng đi săn, Feng Meng – một kẻ xấu đã tìm tới nhà để đoạt lấy thần dược. Chang'e liều mình giữ lại nên đã uống thuốc, trở thành bất tử và lên mặt trăng sinh sống.

    Vào ngày rằm tháng 8, đừng quên nhìn lên bầu trời và chiêm ngưỡng mặt trăng tròn tỏa ánh sáng dịu dàng xuống nhân gian bởi đây cũng là thời điểm Mặt Trăng đến gần Trái Đất nhất trong năm.

    Mặt trăng thường có màu vàng sáng trong trẻo nhưng nếu nó có màu cam hoặc đỏ, các nhà môi trường đã kết luận đây là hậu quả của bụi hoặc ô nhiễm không khí thay vì các truyền thuyết tà ma, quỷ quái.

    Nguồn gốc bánh trung thu

    Bánh trung thu ra đời từ khi nào vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp - Ảnh: SCMP

    Nhắc đến Trung thu, không thể không nói tới bánh nướng bánh dẻo – thứ bánh truyền thống hấp dẫn với nhân đậu xanh và trứng muối. Là món ăn tinh túy của lễ hội, bánh trung thu ngày nay có hàng ngàn biến thể theo khu vực và thời gian nhưng những người lớn tuổi thuộc thế hệ trước thường vẫn ưa chuộng bánh nhân đậu xanh thơm ngọt nhấm nháp với trà nóng.

    Các nhà sử học cho rằng bánh trung thu xuất hiện từ triều đại nhà Đường (618–907) nhưng một truyền thuyết khác từ triều đại nhà Nguyên (1271–1368) lại mô tả một loại bánh khá giống với bánh trung thu ngày nay. Đến giờ, mọi giả thuyết đều chưa có bằng chứng thuyết phục.

    Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, bánh trung thu trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh cãi khi từ một biểu tượng ẩm thực văn hóa bỗng trở thành món ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm, lãnh phí ở một số nơi.

    Theo SCMP, từ năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến dịch quảng bá bao bì bánh trung thu thân thiện với môi trường và các loại bánh kích thước nhỏ hơn nhưng không đạt được hiệu quả đáng kể.

    Theo tổ chức bảo vệ môi trường Green Power, người dân Hong Kong đã tiêu thụ hơn 1,6 triệu bánh trung thu vào năm 2017 nhưng phần lớn trong số đó xuất hiện tại các bãi rác quanh thành phố, gây ra quá tải và lãng phí hàng triệu USD.

    Thu Phương(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-truyen-thuyet-ly-ky-cung-bi-an-ve-trung-thu-va-banh-nuong-banh-deo-a245137.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan