Phát hiện bí ẩn bên trong lăng mộ 3300 năm tuổi


Thứ 4, 18/10/2017 | 14:30


Cùng sự kiện

Chuyên gia về radar của Nhật, Hirokatsu Watanabe, cho biết ông có bằng chứng về hai phòng ẩn trong lăng mộ của vua Pharaoh Tutankhamun.

Chuyên gia về radar của Nhật, Hirokatsu Watanabe đã tiết lộ về bí ẩn đằng sau bức tường ở hai phòng nằm trong lăng mộ của vua Pharaoh Tutankhamun.

Nhà nghiên cứu sử dụng radar kiểm tra bức tường bên trong lăng mộ- Ảnh: Alarabyia

Các nhà khảo cổ học tiếp tục tìm kiếm các phòng chôn cất bị mất tích bên trong Lăng mộ 3300 năm tuổi của vua Pharaoh Tutankhamun.

Theo Daily Mail, nhà khoa học người Ai Cập Nicholas Reeves đã cho rằng một trong những phòng bí mật này có thể là nơi chôn cất của Nữ hoàng Nafertiti.

Một nhóm các nhà nghiên cứu và chuyên gia hiện đang có kế hoạch sử dụng các hệ thống radar để quét lăng mộ 3300 năm tuổi này. Một nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa ở Turin, Italy đứng đầu chiến dịch này. Đây là đội thứ ba khám phá căn phòng bị mất trong hai năm qua.

Giám đốc dự án Franco Porcelli cho biết: "Ba hệ thống radar với dải tần số từ 200 MHz đến 2 GHz sẽ được sử dụng”.

Lăng mộ vua Pharaoh Tutankhamun- Ảnh: Alarabyia

Cuộc khám phá thế kỷ

Mamdouh Damati, nguyên Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập, cho biết:” 90% cơ hội cho thấy lăng mộ sẽ có phòng bí mật”.  Ông khẳng định việc tìm kiếm họ sẽ là "khám phá thế kỷ".

Theo lý thuyết của Reeves, chuyên gia về radar của Nhật, Hirokatsu Watanabe, nói ông có bằng chứng về hai phòng ẩn trong lăng mộ của vua tutankhamun. Watanabe nói: "Theo kết quả thu được từ radar thì có chân không phía sau bức tường”.

"Sau khi đọc sơ bộ về các cuộc điều tra, có 90% là có cái gì đó ở đằng sau bức tường," ông Damati nói.

Bí ẩn đằng sau hai bức tường.- Ảnh: Alarabyia.

Những nghi ngờ và mâu thuẫn trong các lý thuyết

Bên cạnh đó, các chuyên gia vẫn thể hiện sự nghi ngờ sau khi ông Watanabe công bố các hình ảnh mà radar phát hiện.

Hiệp hội địa lý quốc gia đã tiến hành một loạt các cuộc điều tra thứ hai bằng radar với hy vọng tìm ra bằng chứng rõ ràng hơn về lăng mộ. Họ kiểm tra các bức tường ở 5 độ cao khác nhau, đồng thời chuyển đổi giữa hai anten radar ở tần số 400 và 900 MHz để kiểm tra độ sâu phía sau các bức tường.

Nhưng điều đó vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể. Bộ Ai Cập Cổ vật tuyên bố: "Các kỹ thuật khác của radar và cảm biến từ xa sẽ được áp dụng trong giai đoạn tiếp theo. Khi xác định được bất kỳ điều gì, chúng tôi sẽ công bố."

Các nhà khảo cổ học được chia thành hai đội. Trong một cuộc họp để thảo luận về các bằng chứng về căn phòng bí mật dưới lăng mộ được tổ chức hồi năm 2016 đã lên kế hoạch đề nghị đào một lỗ hổng trên tường, nhưng đã vấp phải nhiều tranh cãi.

Các chuyên gia trong đó có cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập và nhà Ai Cập học nổi tiếng Zahi Hawass không đồng ý cách kiểm soát việc tìm kiếm các phòng. Bên phản đối nhấn mạnh quan điểm rằng dự án này thiếu tính khoa học. Ông Hawass nói: “Sẽ tốt hơn nếu sử dụng công nghệ để kiểm tra các lăng mộ hiện tại để được biết có cái gì trong các phòng đóng”.

Quan tài vua Tutankhamun.- Ảnh: Sky News Arabia.

Lăng mộ Nefertiti

Ông Reeves cho biết: "Các kết quả ban đầu của các cuộc điều tra liên tiếp chỉ ra rằng lăng mộ bao gồm 2 không gian mở, có các dấu hiệu của khoáng chất và chất hữu cơ nằm phía sau các bức tường phía tây và phía bắc”.

Theo Reeves thì ngôi mộ của Tutankhamun thực chất là của Nefertiti. Khi vị vua này qua đời bất ngờ khi còn trẻ, ông được chôn cất ở lăng mộ bên ngoài ở Thung lũng các vị vua ở Luxor, miền Nam Ai Cập.

Hình ảnh khuôn mặt Nữ hoàng Nefertiti qua máy tính.- Ảnh: Alarabyia

Nữ hoàng Nefertiti xinh đẹp

Nữ hoàng Nefertiti được biết đến là một người phụ nữ xinh đẹp. Bức tượng nổi tiếng của bà hiện nay được đặt ở Bảo tàng Berlin. Người ta nói rằng Tutankhamun và Akhenaton đã cai trị hai thời kỳ hỗn loạn và đây là một trong những gia đình cầm quyền gây tranh cãi nhất của Ai Cập cổ đại. Nefertiti kết hôn với Akhenaton- một vị vua đã ép buộc Ai Cập chuyển đổi sang tôn giáo Tawheed nhưng thất bại.

Ánh Dương( Theo Alarabyia)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-bi-an-ben-trong-lang-mo-3300-nam-tuoi-a205342.html